Thỏ bị rụng lông: Nguyên nhân, cách nhận biết và chữa trị hiệu quả

Thỏ bị rụng lông là hiện trạng thường thấy mỗi khi giao mùa. Nếu không được chăm sóc cẩn thận vào giai đoạn này, lông thỏ sẽ dài, xù và rụng khắp nơi. Bên cạnh nguyên nhân thay lông là do sinh lý bình thường, thỏ cũng có thể rụng lông do mắc một số bệnh nguy hiểm khác cần cảnh giác. Cùng Laohac.vn tìm hiểu ngay!

Hiện trạng thỏ bị rụng lông là gì? 

Thỏ có thể bị rụng lông dưới rất nhiều dạng khác nhau như rụng thành những đốm nhỏ, hói một hoặc nhiều vùng lông lớn trên da. Nếu tình trạng rụng lông càng nặng thì dấu hiệu nhận biết sẽ càng dễ dàng. 

Các dấu hiệu cho thấy thỏ bị rụng lông

Trong quá trình chăm sóc, người nuôi sẽ dễ dàng phát hiện thỏ nuôi nhà đang bị rụng lông thông qua các dấu hiệu sau: 

  • Xuất hiện những vùng nhỏ trên cơ thể không có lông
  • Trên thân thể xuất hiện những mảng lớn không có lông
  • Lông trên người thỏ bị rụng hết dần
  • Tìm thấy lượng lông rụng lớn xung quanh chuồng hoặc môi trường sống của thỏ.

Nguyên nhân làm thỏ bị rụng lông

Khi cơ thể của thỏ thưa lông một cách tự nhiên nghĩa là chúng đang trong cơ chế tự thay lông để bảo vệ cơ thể. Việc thay lông mới sẽ giúp thỏ điều hòa thân nhiệt, dễ dàng thích nghi với điều kiện thời tiết giao mùa. 

Tuy nhiên, việc rụng lông cũng có thể đến từ những nguyên nhân khác gây hại cho cơ thể của thỏ như: 

  • Thỏ bị nhiễm ký sinh trùng trên da (chấy rận, ve chó, nấm ngoài da, bọ chét), gây ngứa khó chịu, thỏ gãi mạnh làm rụng nhiều lông, đặc biệt là những vùng nhiễm nặng.
  • Mắc các vấn đề về răng miệng, làm thỏ bị rụng lông ở miệng, dưới cằm, trên ngực hoặc vòng quanh cổ. 
  • Thỏ bị rối loạn đường tiết niệu làm thỏ bị rụng lông ở chân sau.
  • Thỏ bị nhiễm khuẩn nên sẽ rụng lông thành từng mảng lớn khắp người. 
  • Thỏ tranh giành lãnh thổ, thức ăn, bạn tình, chúng sẽ cắn xé nhau gây ra việc rụng lông thành từng đốm kèm nhiều vết thương.
Thỏ bị rụng lông
Thỏ rụng lông do nấm da

Ngăn chặn việc thỏ bị rụng lông do viêm da cơ địa

Nấm da ở thỏ có thể phát sinh trong cả năm, đặc biệt cũng có thể lây sang người. Thỏ bị nhiễm nấm nghiêm trọng có thể sẽ lây khắp cơ thể và tạo thành những mảng lông rụng có hình đĩa. 

Người nuôi có thể ngăn chặn thỏ bị rụng lông do viêm da bằng cách:

Hạn chế chân thỏ tiếp xúc với khu vực sàn quá cứng

Cần phải đảm bảo chuồng trại của thỏ được thiết kế sàn mềm, có thể phủ một lớp đất hoặc cỏ khô nếu chuồng thỏ được làm từ chất liệu thép quá cứng. 

Thêm đệm lót mềm để tránh bị viêm da chân

Nếu phát hiện một số triệu chứng thời kỳ đầu, có thể xem xét đạt thêm một miếng đệm lót mềm trong chuồng cho thỏ. Đặc biệt là đối với thỏ con, cần đảm bảo chân của chúng luôn được tiếp xúc với nền mềm mại. Thỏ con cũng sẽ không cắn đệm hoặc cỏ rải dưới chân. 

Cho thỏ vận động nhiều

Vận động là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng. Thỏ nuôi thả thường có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều so với thỏ nuôi nhốt trong chuồng. Do đó, khi nuôi thỏ nên có thêm không gian để chúng vận động mỗi ngày.

Khi bị nuôi nhốt thường xuyên, thỏ cũng sẽ có cảm giác bí bách và khó chịu. Việc được di chuyển sẽ giúp cho chúng cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Đặc biệt là khu vực bàn chân cũng nên được thông thoáng thoải mái. 

Đảm bảo chuồng trại khô ráo, sạch sẽ

Khi thỏ sống trong môi trường ẩm ướt hoặc không sạch sẽ, chúng sẽ rất dễ mắc các bệnh về da và gây rụng lông. Do đó, nên thường xuyên dọn dẹp chuồng thỏ, khử độc mỗi tuần 1 lần để các dụng cụ chăn nuôi được đảm bảo an toàn vệ sinh. 

Đặc biệt, khi chuồng chưa đảm bảo sạch sẽ và khử khuẩn, không nên thả thỏ con vào. Môi trường để thỏ vận động cũng cần được chăm sóc khô ráo và quét dọn sạch sẽ. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh về da. 

Thỏ bị rụng lông
Giữ chuồng trại sạch sẽ để giảm nguy cơ nấm da gây rụng lông

Duy trì cân nặng ổn định, hạn chế béo phì

Nguy hại của béo phì có thể áp dụng lên hầu hết động vật, kể cả thỏ. Quá trình béo phì sẽ gây nhiều áp lực xuống chân và thân dưới của thỏ, tăng nguy cơ mắc bệnh. Béo phì cũng là nguyên nhân thường gặp khiến thỏ bị rụng lông. 

Chính vì vậy, nên kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn và thức uống của đàn thỏ một cách khoa học. Không phải cứ cho thỏ ăn nhiều và để tăng cân là tốt. Nên kết hợp thêm các loại rau củ quả và cỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 

Chăm sóc thỏ bị rụng lông khi giao mùa

Khi giao mùa, thỏ thường sẽ chủ động rụng lông để bảo vệ cơ thể. Lúc này chúng sẽ cần chế độ chăm sóc đặc biệt để phát triển khỏe mạnh và có bộ lông mới đẹp mượt mà.

Khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất

Để đảm bảo thỏ luôn đạt sức khỏe tốt, cần phải đảm bảo được hàm lượng chất xơ thô trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Nguồn thực phẩm tốt nhất lúc này chính là cỏ khô. Nên cho thỏ ăn nhiều cỏ khô mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí. 

Bên cạnh đó, thức ăn cũng giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc da và lông của thỏ cảnh. Cung cấp đủ protein và chất dinh dưỡng từ bên trong những giúp đảm bảo thỏ giữ được cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, cần phải cung cấp đủ các loại thức ăn và nước uống sạch cho thỏ mỗi ngày.

Thường xuyên chải chuốt khi thỏ bị rụng lông

Chỉ với một chiếc lược nhỏ là đã đủ để thỏ có một bộ lông óng mượt. Khi chải lông cho thỏ,nên chải ngược lông trước để loại bỏ hết lông rụng của chúng. Sau đó chải lại theo chiều xuôi để lông óng mượt. Lưu ý rằng không dùng lược cho người để chải cho thỏ mà nên dùng lược chuyên dụng cho thú cưng. 

Da thỏ rất mỏng manh, nên không được sử dụng quá nhiều lực khi chải, sẽ làm tổn thương đến lớp da bên trong, đặc biệt là phần bụng của chúng. Nếu lông bị rối khi chải, đừng dùng lược để cố gỡ mà hãy sử dụng tay để giảm tổn thương đối với da của chúng. 

Thỏ bị rụng lông
Nên chải chuốt thường xuyên để giảm lượng lông rụng

Nên chải lông cho thỏ với tần suất bao nhiêu?

Việc chải lông cho thỏ nếu thực hiện không đúng cách có thể gây nhiều tổn thương đến nội tạng. Nên phải thực hiện tuyệt đối nhẹ nhàng và nên tham khảo các cách chải lông để tránh làm tổn thương đến chúng. 

Tần suất lý tưởng để chải lông cho thỏ là khoảng 1 lần/tuần. Vào mùa rụng lông và thay lông, có thể tăng lên khoảng 2-3 lần/tuần. Tốt nhất là nên chải lông mỗi ngày để loại bỏ lông rụng và kiểm tra liệu thỏ có vấn đề gì khi rụng lông hay không. 

Lợi ích của việc chải lông thường xuyên

Khi thấy thỏ có dấu hiệu bị rụng lông, hãy dùng một bàn chải mềm để chải lông cho chúng 1-2 lần/ngày. Điều này không chỉ giúp hạn chế thỏ rụng quá nhiều mà còn giúp kiểm soát được tình trạng của chúng để kịp thời xử lý. 

  • Ngăn chặn lông bay khắp nhà, tránh người và vật nuôi hít vào ảnh hưởng đến đường hô hấp. 
  • Ngăn ngừa tình trạng thỏ bị rối lông, gây vướng víu trong quá trình vận động và di chuyển. 
  • Lông rụng nhiều và không kiểm soát có thể vướng vào thức ăn và thỏ ăn vào cơ thể. 
  • Lông thỏ rơi nhiều nơi ảnh hưởng đến quá trình dọn dẹp chuồng trại. 
  • Có thể dùng khăn mềm có độ nhám cao để chải lông thay thế cho lược nếu thỏ không thích chải lông. 

Khi thỏ bị rụng lông một cách không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nhiều đến không gian sống và sức khỏe của chúng. Do đó người chăn nuôi nên thường xuyên quan sát và xử lý kịp thời nếu gặp dấu hiệu của việc thỏ rụng lông gây bệnh.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/tho-bi-rung-long-nam-da.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *