Cách sơ cứu mèo bị gãy chân nhanh nhất

Mèo là một loài động vật hiếu động, thường leo trèo và nhảy nhót, do đó không thiếu trường hợp không may xảy ra tai nạn làm rạn xương, gãy chân. Vậy làm thế nào để phát hiện mèo bị gãy chân và nên sơ cứu như thế nào để thú cưng nhanh khỏi? 

Cách phát hiện những dấu hiệu mèo bị gãy chân

Khi mèo bị gãy xương chân chắc chắn mèo sẽ không thể đi lại và di chuyển như bình thường được, tuy nhiên để nhận biết mèo bị gãy chân hay không, cần phải chú ý quan sát khi mèo có một vài dấu hiệu sau:

  • Mèo đi khập khiễng, di chuyển không còn linh hoạt như trước, đặc biệt là thích nằm một chỗ.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc vận động như chạy nhảy, leo trèo.
  • Chân bị sưng tấy, thậm chí là biến dạng đi như cong chân, ngắn lại hoặc dài ra.
  • Thường xuyên kêu la, chủ động liếm nhiều hơn vào chân đau.
  • Biếng ăn, sụt cân, lông xù hơn.
  • Mệt mỏi, ủ rũ, ốm đau, hoàn toàn khác biệt so với khi còn khỏe mạnh.

Vào lúc này, mèo sẽ không thích người khác đụng vào người, bế hoặc ôm lên vì có thể sẽ đụng vào chân đau gây khó chịu. Đồng thời tâm trạng cũng khó chịu, căng thẳng vì cơ thể đau nhức, chúng luôn trong tâm thế phòng bị và sẵn sàng cắn người theo bản năng để tự bảo vệ mình.

Do đó, khi phát hiện mèo nhà có nguy cơ bị gãy chân, chủ nuôi nên nhẹ nhàng, vuốt ve và trấn an tâm trạng thú cưng trước khi tiến hành điều trị. 

Mèo bị gãy chân
Mèo bị gãy chân thường ít vận động và chỉ thường ở một chỗ

Sơ cứu cho mèo bị gãy chân trước khi đến bệnh viện

Việc mèo bị gãy chân là một chấn thương nặng cần phải được điều trị ngay lập tức để không dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Trước khi đưa mèo đến viện, người nuôi cần phải tiến hành sơ cứu cho mèo theo các cách sau: 

Nếu cảm thấy mèo chỉ bị bong gân thì có thể tự sơ cấp cứu ngay tại nhà bằng cách chườm đá vào khu vực bị bong gân. Tuy nhiên, khi khu vực bị thương đã tiêu sưng, cần phải đưa thú cưng đến bệnh viện thú y gần nhất để kiểm tra toàn diện và kỹ lưỡng hơn. 

Trong trường hợp mèo bị gãy xương nghiêm trọng, việc đầu tiên chính là trấn an cảm xúc của thú cưng, sau đó đeo rọ mõm vào để đề phòng mèo bị đau và gây bị thương cho người sơ cứu. Sau đó kiểm tra vết thương, tiến hành cố định lại xương bằng hai tấm nẹp và vải buộc. Cuối cùng là đưa mèo đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.

Điều trị và chăm sóc cho mèo bị gãy chân

Chụp X-quang

Đây là việc làm đầu tiên để có thể xác định vị trí gãy và mức độ tổn thương trên thân thể mèo. Đồng thời kết quả chụp X-quang cũng giúp phát hiện ra một số tổn thương khác là hậu quả của việc gãy xương (nếu có) như: thoái hóa tủy sống, viêm xương khớp, suy tim, viêm phổi, xương sườn gãy,….

Sau khi có kết quả chụp X-quang chính xác, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra kết quả cuối cùng về tình trạng vết thương của mèo và phương pháp điều trị thích hợp. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà sẽ có biện pháp cụ thể như nẹp xương, bó bột, phẫu thuật hay đóng đinh.

Bó bột

Nếu mèo bị gãy chân do bị tai nạn, tình trạng vết thương nhẹ không lìa hẳn mà xương vẫn còn dính lại với nhau, thì biện pháp bó xương để cố định lại xương chân là tốt nhất cho mèo. 

Giống với ở người, bó chân sẽ giúp phần bị gãy cố định, xương phát triển từ từ cho đến khi hoàn toàn liền lại. Lúc này sẽ hạn chế tác động đến phần bó bột và sẽ phải thường xuyên thay bột định kỳ cho đến khi khỏi hẳn.

Phẫu thuật

Đối với các tai nạn té ngã gây ra những vết thương nghiêm trọng hơn, có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác hoặc xương không thể nối lại được bình thường nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. 

Trong trường hợp này, thì việc phẫu thuật xương sẽ được gợi ý tiến hành, lúc này bác sĩ sẽ phẫu thuật lại và sắp xếp các mối gãy lại để chúng có thể liên kết với nhau. Sau đó tiến hành bó bột để xương chân tiếp tục phát triển theo đúng hướng. Hiện nay, công nghệ phẫu thuật cho thú cưng cũng vô cùng phát triển không thua kém con người. 

Ghép xương

Đây là một cuộc phẫu thuật xuyên đinh, áp dụng cho các trường hợp mèo bị gãy xương đứt lìa, một vài trường hợp sẽ bị mất một phần xương nên không thể bó bột. Lúc này sẽ cần phải phẫu thuật và sử dụng thêm một vài dụng cụ nối ghép xương để cố định lại khung xương. 

Đóng đinh nẹp xương

Đối với các ca gãy xương nặng, thì biện pháp cuối cùng chính là đóng đinh để cố định lại xương mới có thể hỗ trợ vết xương gãy lành lại đúng hướng và nhanh nhất. 

Mèo bị gãy chân
Có thể cần đóng đinh cố định xương nếu mèo bị gãy chân nặng

Những lưu ý khi mèo bị gãy chân

Mèo bị gãy chân có tự lành được không?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho mèo bị gãy chân, như do bất cẩn lúc hoạt động, leo trèo, hay do các vật nặng đè lên, do tai nạn,…. Theo kết cấu khung xương, việc bị gãy chân là một trường hợp khá nặng và mèo sẽ không thể nào tự lành lại được, nếu không có sự can thiệp và chữa bị bởi bác sĩ và người có chuyên môn.

Do đó, khi mèo không may bị gãy chân thì tốt nhất chính là đưa chúng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ chữa trị và chăm sóc đúng cách. Tương tự, dù là mèo con thì việc bị gãy xương chân cũng cần phải đưa đi điều trị như mèo trưởng thành, chúng mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại di chứng về sau.

Chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà như thế nào? 

Sau khi mèo đã được chữa trị tại các cơ sở thú y và được cho phép về nhà chăm sóc và theo dõi, cần phải được quan tâm theo dõi cẩn thận để không xảy ra bất kỳ tình huống xấu nào. Một số lưu ý khi chăm sóc mèo tại nhà:

  • Không cho mèo di chuyển hoặc vận động mạnh trong thời gian đầu. Tốt nhất chỉ có thể để mèo nằm ở một chỗ, tránh động chạm đến nơi vết thương.
  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho xương và giúp xương nhanh chóng phát triển.
  • Thường xuyên cho mèo tắm nắng, sưởi nắng để bổ sung thêm vitamin và canxi cho xương chắc khỏe.
  • Không cho mèo chạy nhảy hoặc tiếp xúc với các môi trường bẩn nhằm tránh các tác hại không đáng có.

Mèo bị gãy chân khi lành có bị tật không? 

Mèo có bị tật hay không sau khi bị gãy xương sẽ phụ thuộc vào cách chữa mèo bị gãy chân và môi trường chăm sóc có đúng hay không. Đặc biệt, nếu sau khi mèo bị gãy chân không được điều trị đúng cách mà để chúng tự lành thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều thương tật vì xương phát triển không đúng. 

Mèo bị gãy chân
Mèo bị gãy chân sẽ không thể tự lành, nếu không điều trị sẽ để lại di chứng

Mèo bị gãy chân bao lâu thì lành? 

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết thương và cách điều trị mà tốc độ lành của xương sẽ khác nhau. Nếu mèo chỉ bị gãy xương mức độ nhỏ và cần phải bó bột, thì thời gian vết thương lành sẽ từ khoảng 1-2 tuần, sau đó cần phải chăm sóc thêm tại nhà từ 1-2 tuần để để vết thương khỏi hoàn toàn. 

Tuy nhiên đối với các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, cần phải phẫu thuật hoặc ghép xương, đóng đinh thì thời gian điều trị và dưỡng bệnh sẽ kéo dài hơn. Trung bình sẽ từ 12 – 16 tuần để mèo có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên với điều kiện là chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, không gây thêm các hệ lụy về sau.

Với những thông tin trên, Laohac.vn đã cung cấp các thông tin cơ bản để có thể sơ cứu cũng như phương pháp chữa trị đúng cách khi mèo gãy chân. Mong rằng bài viết sẽ giúp người nuôi có biện pháp xử lý kịp thời khi mèo nhà không may gặp tình trạng trên. 

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán mèo, hãy liên hệ Laohac.vn để có thể chọn được một bạn thú cưng xinh đẹp và phù hợp với bản thân. 

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/meo-bi-gay-chan.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *