Chăm sóc chó con mới đẻ bị yếu, bị ngạt thở

Chó con mới đẻ bị yếu sẽ rất dễ dẫn đến tử vong vì đây là giai đoạn những chú cún cưng vô cùng yếu ớt và dễ nhiễm bệnh nhất. Cách cứu chó con mới đẻ sắp chết tùy thuộc vào nguyên ngân chó con bị yếu, như yếu từ trong bụng mẹ, hoặc ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. 

Đọc ngay bài viết để tìm nguyên nhân và cứu cún cưng của bạn!

Dấu hiệu chó mới sinh đang chết

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng chó con mờ dần là chúng không có khả năng tự bú. Việc chó con không tự bú khiến cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng cần thiết. 

Từ đó, chó con mới đẻ bị yếu, dẫn đến cơ thể nhanh chóng bị mất nước và suy dinh dưỡng. Vì vậy, chúng sẽ dễ bị chết nếu không được người chủ hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cần thiết. 

Ngoài ra, nếu thời gian giữa các lần bú kéo dài cũng là nguyên nhân khiến chó con dễ bị yếu. Vì cơ thể của chó con mới đẻ không thể điều chỉnh lượng glucose khiến chúng có nguy cơ bị hạ đường huyết.

Chó con mới đẻ bị yếu
Chó con mới đẻ bị yếu có dấu hiệu không có khả năng tự bú.

Một số nguyên nhân dẫn đến chó con mới đẻ bị yếu

Tỷ lệ chó con chết sau khi sinh vài tuần đầu tiên là 30%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sau đây là 3 nguyên nhân chủ yếu:

Chó sơ sinh quá yếu

Có một số trường hợp chó sơ sinh đã có những căn bệnh bẩm sinh khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy, những chú chó con này khi sinh ra đã yếu hơn những đồng loại khác.

Ngoài ra, nếu sau khi sinh ra, chó con không được cho bú sữa đủ và đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ thể ngày càng suy yếu. Từ đó dẫn đến chó con chết non. 

Do thời tiết

Thời tiết quá nóng hoặc lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến chó con mới đẻ bị yếu. Vì khi mới sinh các bé cún đều sẽ chịu lạnh, chịu nóng kém nên chúng đều dễ chết rét hoặc sốc nhiệt, tụt đường huyết,…

Trong đó, tỷ lệ các chú chó con bị chết do thời tiết lạnh cao hơn. Nguyên nhân là vì các chú cún con hít phải không khí lạnh sẽ gây hại cho đường hô hấp, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn có thể khiến đường ruột gặp vấn đề.

Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật

Trong nhiều trường hợp, chủ nhân không chăm sóc đúng cách cũng là lý do dẫn đến chó con mới đẻ bị yếu và dễ chết.

  • Chủ nhân cho chó uống sữa không phù hợp với thể trạng mới sinh dẫn đến suy dinh dưỡng dinh dưỡng, thiếu kháng thể chống bệnh, bị còi cọc và có thể dẫn đến chết yểu.
  • Lót quá nhiều rơm rạ, vải vóc, đệm mút,… ở ổ của chó con mới đẻ khiến những chú chó con chưa mở mắt đã bị vùi lấp kín khiến chó con mới đẻ bị ngạt. Từ đây khiến chúng không biết tìm vú mẹ bú, dẫn đến chúng đói lả, yếu,…
Chó con mới đẻ bị yếu
Nếu lót quá nhiều vật dụng ổ chó con có thể khiến chó con mới đẻ bị khó thở

Cách sơ cứu chó con mới đẻ 

Hỗ trợ các chú chó con mới đẻ bị yếu “tập” thở

  • Đặt chó con nằm nghiêng về bên phải.
  • Nén ngực chó con mỗi giây một lần, sau đó thả tay ra và thở vào mũi chó con cứ sau 6 giây một lần.
  • Lặp lại thao tác nén và thở cho đến khi chó con bắt đầu thở. 

Ngoài ra trong thời gian sơ cứu, bạn nên liên hệ với các chuyên gia thú y để được trợ giúp kịp thời.

Cách cứu chó con mới đẻ bị ngạt (cấp cứu “thở)

Mở đường thở của cún bằng cách mở miệng và kéo lưỡi của chó con ra. Thao tác này giúp bạn có thể nhìn thấy mặt sau của miệng và loại bỏ bất kỳ dị vật nào đang ngăn chặn đường thở của cún. Tuy nhiên, hãy thực hiện một cách cẩn thận để không đẩy dị vật sâu vào cổ họng chú cún con.

Tiếp đến bịt kín miệng của cún và dùng miệng của bạn ngậm vào mũi của nó rồi thổi không khí vào phổi. 

Khi thực hiện bước này cần lưu ý:

  • Giữ chặt miệng chó con để ngăn chặn không khí thoát ra ngoài;
  • Khi thở cần chắc chắn lồng ngực của bạn có mở ra, chứng tỏ bạn có đủ không khí trong lồng ngực để hô hấp nhân tạo bé cún. 

Tiếp tục thổi khoảng 3 – 5 lần tiếp theo rồi tiến hành kiểm tra xem cún của bạn đã thở nhẹ trở lại chưa? Nếu chưa bạn tiếp tục tiến hành bước hô hấp nhân tạo như trên.

Ép ngực (Nếu tim cún ngừng đập)

Trong trường hợp tim cún cưng của bạn ngừng đập thì cách cứu chó con mới đẻ là thực hiện ép ngực. Bước ép ngực này được thực hiện khác nhau tuỳ theo tình trạng thực tế của chú cún cưng. Cụ thể như sau:

  • Đối với những chú cún nhỏ mới sinh, có trọng lượng nhẹ bạn thực hiện ép ngực bằng một hoặc hai tay và ép xung quanh ngực của chó con mới sinh. Tốc độ ép ngực đạt khoảng 100 – 150 lần/mỗi phút.
  • Đối với những chú cún có kích thước vừa và lớn hơn, hãy đặt chúng nằm nghiêng sang 1 bên. Sau đó bạn sử dụng một hoặc cả hai tay để ép ngực của chó con mới đẻ bị yếu khoảng 80 – 120 lần/mỗi phút.

Tốt nhất là bạn nên thực hiện đồng thời 2 thao tác ép ngực và thổi ngạt cùng lúc. Nhưng vì một mình bạn không thể làm được như thế nên bạn có thể kết hợp bằng cách thổi 2 hơi thở cho mỗi 15 lần ép ngực.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ bị yếu

Chó con mới đẻ bị yếu
Chó con mới đẻ chưa kịp thích nghi với điều kiện sống nên cần được quan tâm.
  • Ổ lót cho chó con phải đảm bảo lót bằng những vật dụng sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên cũng không nên lót quá nhiều, có thể khiến chó con bị ngạt, không tìm được vú chó mẹ để bú,…
  • Đảm bảo nhiệt độ ổ chó luôn ấm áp (nhiệt độ thích hợp từ 26 – 27 độ C) trong tuần lễ đầu sau khi sinh, nếu có thể hãy sưởi đèn cho chó con mới đẻ bị yếu bằng bóng đèn 40W. 
  • Cho chó con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để chống còi cọc và đỡ bệnh tật. 
  • Chó cần được vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm và thực hiện lau sấy khô thường xuyên. Điều này có tác dụng phòng tránh nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử ở chó con .
  • Không cho chó con ăn những đồ ăn ngoài trong khoảng 15 ngày đầu sau sinh. Trong trường hợp muốn bổ sung sữa cho chó sơ sinh nếu chó mẹ mất thì nên bổ sung sữa chuyên dụng cho chó mới đẻ.
  • Khi chó được khoảng 25 ngày tuổi, bạn đã có thể bắt đầu tập ăn dặm cho chó con. Tuy nhiên, ngay khi chó con bắt đầu tập ăn cần được tẩy giun để đảm bảo chúng có hệ tiêu hoá tốt.
  • Nếu chó con bú sữa chó mẹ thì cần chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng để lượng sữa của chó mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết cho chó con. Một số nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho chó mẹ như protit gluxit, vitamin nhóm A, nhóm B, khoáng,…
  • Kiêng những đồ ăn có mùi tanh và nhiều dầu mỡ khi chó mẹ còn cho chó con bú. Những đồ ăn này có thể làm chó mẹ bị tiêu chảy, có thể dẫn đến mất sữa/không đủ sữa khiến chó con mới đẻ bị yếu.
  • Với mỗi giống chó khác nhau sẽ có những cách chăm sóc đặc biệt khác nhau. Chẳng hạn như các giống chó Phốc, Rotweiller, Cocker Spaniel,… cần cắt đuôi tạo hình khi chó được 7 ngày tuổi. Vì vậy bạn cần bổ sung những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến cách chăm sóc chó con mới đẻ bị yếu và các cách sơ cứu trong trường hợp chó ngạt thở sau khi sinh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới để được Laohac.vn giải đáp. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó cảnh thì truy cập vào Laohac.vn để tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/kinh-nghiem-cham-soc-cho-con-moi-de-bi-yeu.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *