Chó bị chảy nước mũi và cách chữa trị triệt để tại nhà

Chó bị chảy nước mũi là một chứng bệnh khá phổ biến mà người nuôi chó rất hay gặp phải. Tuy nhiên rất nhiều người nuôi chó thường chủ quan và bỏ qua triệu chứng nguy hiểm này. Nếu chó nhà bạn không may đang bị chảy nước mũi hay sổ mũi, hãy tìm hiểu các giải pháp khắc phục tại nhà dưới đây.

Các biểu hiện của bệnh chó bị chảy nước mũi

Những dấu hiệu của việc chó đang mắc chứng bệnh sổ mũi cũng không khác nhiều so với con người. Nếu quan sát bằng mắt thường ta sẽ thấy chó liên tục bị chảy nước mũi và có biểu hiện khò khè ở mũi. Đôi khi chúng cũng sẽ khó chịu ở mũi và thích dụi mũi vào các đồ vật xung quanh để gãi ngứa.

Trong trường hợp bệnh nặng nghiêm trọng, ta sẽ thấy một vài dấu hiệu như chó bị sổ mũi mắt đổ ghèn, chó bị sổ mũi xanh hay chó bị ho khạc chảy nước mũi. Thậm chí chúng sẽ mệt mỏi, ủ rũ, khó chịu và bỏ ăn. 

Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bình thường của chó, làm chúng mất sức và bệnh ngày càng nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời. 

Chó bị chảy nước mũi
Chảy nước mũi là triệu chứng không hiếm gặp đối với người nuôi chó

Tại sao chó bị chảy nước mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chó bị chảy nước mũi như thời tiết, viêm phổi, thay đổi môi trường sống, dị ứng,…. Người nuôi cần phải thường xuyên quan tâm để phát hiện kịp thời nguyên nhân gây bệnh, để có biện pháp chữa trị đúng cách sớm nhất, tránh kéo dài để bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. 

Chó bị chảy nước mũi do thời tiết

Cũng giống như con người, nếu thời tiết thay đổi thất thường cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng. Khi tiết trời đột ngột chuyển sang lạnh hoặc thay đổi từ nắng gắt sang mưa, sẽ làm cho các động vật có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh như sổ mũi, hắt xì, mệt mỏi, nhức đầu,…

Một số đối tượng dễ mắc bệnh do sự thay đổi của thời tiết đó là chó mẹ và chó con. Chó con bị chảy nước mũi bởi vì một phần sức đề kháng kém, một phần do tiếp xúc gần với chó mẹ bị bệnh và bị lây. Do đó nếu chó mẹ không may bị bệnh, hãy cố gắng hạn chế sự tiếp xúc với chó con để đảm bảo an toàn. 

Chó bị chảy nước mũi
Thời tiết thất thường chính là nguyên nhân làm chó bị chảy nước mũi

Chó bị chảy nước mũi do viêm phổi

Trong một vài trường hợp, chó bị chảy nước mũi cũng là một triệu chứng của bệnh viêm phổi ở chó. Đồng thời, trong lúc chưa kịp phát hiện để chữa trị, chó đã tiếp xúc gần với môi trường có nhiều bụi bẩn, điều này sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp của khó, đặc biệt là mũi và khí quản, gây ra bệnh chảy nước mũi.

Đôi khi nước mũi cũng là một cách phòng vệ bản năng của chó, giúp chúng tự bảo vệ bản thân khỏi những vật lạ qua đường mũi. Khi chó không may tiếp xúc với nhiều phấn hoa hoặc ngửi mùi khó chịu, bị các vật lạ như lông, gai nhọn,…chui vào mũi, theo bản năng nước mũi sẽ chảy ra để cuốn trôi vật lạ ra ngoài.

Chó bị chảy nước mũi do bị viêm nhiễm

Ngoài các nguyên nhân trên, cũng có một số nguyên nhân chủ quan khác đến từ việc người nuôi không chăm sóc thú cưng cẩn thận, làm chúng bị viêm nhiễm, cảm lạnh. Tình trạng này thường xuất hiện vào cuối thu, đầu xuân hoặc mỗi khi mùa mưa kéo dài.

Do thời tiết lạnh, ít nắng, sau khi tắm xong lông chó không được sấy thật khô, gây ra bệnh nhiễm lạnh ở thú cưng. Ngoài ra, việc cho chó ăn đồ ăn đông lạnh, không được nấu chín cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chó chảy nước mũi.

Khi chó bị viêm mũi, chúng thường xuất hiện một vài biểu hiện như mũi bị ướt, chảy nước mũi, có màng và gỉ mũi bám xung quanh hai bên lỗ mũi. Khi đó chúng thường bị ngứa, hay dụi mũi vào các đồ vật xung quanh, khò khè và thường xuyên xịt mũi.

Chó bị sổ mũi phải làm sao?

Khi phát hiện chó chảy nước mũi hay viêm mũi, việc đầu tiên nên làm chính là vệ sinh sạch sẽ phần mũi cho thú cưng. Người nuôi có thể sử dụng các dung dịch nước muối để rửa và sát khuẩn cho chó, nhằm tránh việc bị nhiễm trùng. Sau đó tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà có những biện pháp chữa trị khác nhau.

Trường hợp chó bị chảy nước mũi nhẹ, dị ứng bình thường

Nếu chó chỉ bạn viêm mũi nhẹ, nước mũi trong suốt và vẫn thở bình thường, thì người nuôi có thể mua thuốc về để chữa trị và theo dõi tại nhà. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và sát khuẩn thường xuyên. Các dung dịch nước muối sinh lý thường bán tại hiệu thuốc và có thể dùng chung loại với người. 

Sau khi đã rửa sạch mũi với nước muối sinh lý, hãy dùng dung dịch Axit Boric 2% để nhỏ vào mũi chó một lượng khoảng 6-8 giọt từ 2-3 lần/ngày. Bôi thêm Vazolin để tránh trầy xước phần mũi và tránh nhiễm trùng nếu không may bị thương. 

Tuy nhiên để an toàn nhất, người nuôi có thể mang cún cưng đến các cơ sở thú y gần nhất để nhận thêm tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Sau đó theo dõi và chữa trị bệnh cho bé tại nhà. 

Trường hợp chó bị chảy nước mũi nặng do viêm phổi

Một số biểu hiện của bệnh có bị chảy nước mũi trở nặng chính là thú cưng bị sổ mũi xanh, ho và sốt 40 độ C. Trong trường hợp này, tốt nhất người nuôi nên mang thú cưng đến các cơ sở thú y để được bác sĩ kiểm tra chi tiết hơn và đưa ra hướng xử lý tốt nhất.

Trong trường hợp không có điều kiện ra khỏi nhà, người nuôi có thể áp dụng các bước sau để sơ cứu tạm thời:

  • Rửa sạch mũi cho chó bằng nước ấm. Bôi Vazolin vào hai khoang mũi để ngăn chặn mũi bị chảy nước ra ngoài.
  • Cho chó uống  penixiline và sunfadimezin cùng sữa nóng. Một ngày 3 ly chia thành 3 buổi theo bữa ăn.
  • Cho thú cưng tắm nắng khoảng 5 phút mỗi ngày để sưởi ấm và tăng đề kháng.
  • Về chế độ dinh dưỡng, trong thời gian này nên cho thú cưng ăn các thức ăn mềm, dễ nhai như thịt hầm, thịt xay nấu chín cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Chó bị chảy nước mũi
Đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất nếu chó bị sổ mũi xanh

Cách phòng bệnh chó bị chảy nước mũi

Bệnh chảy nước mũi là một triệu chứng khá nguy hiểm, nếu không chữa trị và phát hiện kịp thời có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm phổi. Do đó tốt nhất nên thường xuyên quan tâm và phòng ngừa để thú cưng không bị mắc bệnh.

  • Giữ sạch sẽ, gọn gàng, ấm áp khu sinh hoạt và ngủ cho thú cưng. Đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc mùa mưa, nhiệt độ xuống thấp chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm mũi cho thú cưng.
  • Cân bằng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho thú cưng. Cần phải luôn đảm bảo thức ăn và nguồn nước sạch sẽ, không nhiễm bẩn.
  • Người nuôi cũng có thể bổ sung thêm vitamin trong bữa ăn hàng ngày để cân bằng dinh dưỡng.
  • Thường xuyên rửa các vật dụng ăn uống cho thú cưng.
  • Đặt lịch khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ cho thú cưng, để theo dõi sức khỏe của chúng thường xuyên, kịp thời nắm bắt những tác nhân gây bệnh hoặc bổ sung dinh dưỡng nếu cần thiết.

Chó chảy nước mũi nhìn có vẻ không có gì nghiêm trọng, nhưng thực tế chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không lường trước được. Việc phòng ngừa, phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ giúp thú cưng có thêm sức đề kháng và chống chọi lại nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Hy vọng các kiến thức về bệnh chó bị chảy nước mũi trên sẽ giúp người nuôi chó nắm bắt được những biểu hiện cùng phương pháp chữa bệnh khi thú cưng không may mắc bệnh, đặc biệt là chó con bị chảy nước mũi, từ đó sáng suốt có những biện pháp chữa trị hiệu quả tại nhà. 

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bán chó, chuyên trang mua bán chó tại Laohac.vn luôn sẵn sàng có những em thú cưng đáng yêu, cho bạn thỏa sức lựa chọn phù hợp với mọi yêu cầu đề ra.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/kinh-nghiem-chua-cho-bi-chay-nuoc-mui.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *