Chu kỳ kinh nguyệt của chó và cách chăm sóc trong giai đoạn này

Chu kỳ kinh nguyệt của chó chỉ xảy ra ở chó cái, hàng năm thường thường sẽ có 2-3 lần kinh nguyệt. Nếu bạn đang chăm sóc chó cái cũng như nuôi chó với mục đích nuôi đẻ để kinh doanh thì hãy tham khảo bài viết dưới đây về chăm sóc chúng ngày ‘rụng dâu’.

Kinh nguyệt của chó cái có hay không?

Chu kỳ kinh nguyệt của chó
Hầu hết ở chó cái đều có chu kỳ kinh nguyệt

Câu trả lời chắc chắn ai cũng biết, chó cái có chu kỳ kinh nguyệt, ngoại trừ những con thú cưng mà chủ không muốn cho đẻ thì khả năng cao chúng sẽ không có ngày ‘rụng trứng’. 

Chu kỳ động dục chỉ xảy ra 2 lần/ năm. Đối với những con chó cái mắn hơn có thể 3 lần/ năm. Vào những ngày ‘rụng trứng’ thể trạng và tinh thần của chó cái sẽ thay đổi bất thường. Vì vậy nếu bạn đang nuôi chú chó cái thì hãy quan tâm và chăm sóc kỹ hơn trong những ngày này.

Chu kỳ kinh nguyệt của chó kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh nguyệt của chó
Người chăn nuôi cần nắm chắc được chu kỳ kinh nguyệt của chó

Chu kỳ kinh nguyệt của chó không được nhất định theo loài mà tùy thuộc vào từng giống chó và kích thước của chúng. Đối với giống chó có kích thước nhỏ, thời gian dậy thì ngắn chỉ vào khoảng 6-8 tháng sẽ bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ngược lại với giống chó có kích thước lớn hơn thì thời gian sẽ kéo dài hơn từ 1,5 – 2 năm.

Chó cái thường xảy ra 2-3 lần động dục trong một năm và trong chu kỳ kinh nguyệt của chó được trải qua 4 giai đoạn như sau:

Trước khi động dục 9 ngày: Đây được xem là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên được bắt đầu, trong cơ thể của chó cái nồng độ Estrogen được tăng lên trong khoảng 1 tháng và sẽ kết thúc vào ngày cuối của giai đoạn này. 

Đa số chó cái có kinh thường không thích bẩn và chúng sẽ liếm hết phần âm hộ có dịch tiết ra. Vì vậy trong giai đoạn này lúc chó ăn cũng cần chú ý đến hành động liếm. Có một vài trường hợp ngoại lệ, không có dịch tiết ra từ âm đaọ nên âm đạo sẽ không bị sưng và điều này không hề đơn giản mà có thể dẫn đến nguy hiểm.

Tuy nhiên những chú chó có kích thước lớn sẽ ít có biểu hiện bên ngoài. Nếu có thì những dấu hiệu rất ít cần chú ý quan sát hay tinh ý mới phát hiện ra được.

Giai đoạn động dục: Thời gian chúng rụng trứng trong khoảng 7-9 ngày. Khi chó cái hết chảy máu, trong giai đoạn này âm hộ sẽ mềm đi báo hiệu cho giai đoạn động dục đã đến. Lúc này chó cái sẽ có phần dễ tính hơn, dịch tiết ra có màu, màu hồng và màu vàng. 

Khi có đến giai đoạn này thì lượng Estrogen sẽ giảm nhiều ngược lại Progesterone tăng cao. Lúc này hormone có tác dụng khiến cho tử cung mềm hơn và làm giảm co thắt tử cung giúp cho phôi được bám chắc chắn. Đó cũng được coi là thuốc an thai.

Thời gian này nên cho chó tiếp cận với chó đực, hoặc thụ tinh nhân tạo thì sẽ mang đến được hiệu quả chó mang thai cao hơn. Tuy nhiên sau khi chó chấm dứt tình trạng chảy máu 2-3 ngày thì nên tiến hành biện pháp này luôn.

Giai đoạn sau động dục: Lúc này chó cái sẽ không chịu gần chó đực, âm hộ teo đi và thâm lại. Trong giai đoạn này chó cái có thể bắt đầu mang thai và những phản ứng bạn có thể nhận thấy được.

Giai đoạn đình dục: Giai đoạn được xem là mọi thứ đã bình ổn trở về thế ban đầu, lúc này chó cái cần có thời gian để được nghỉ ngơi nhiều nhất. Chuẩn bị một hành trình thăng chức làm mẹ, mang thai hoặc lần động dục tiếp theo.

Cách nhận biết dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt của chó

Chu kỳ kinh nguyệt của chó
Để đảm bảo vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt của chó thì bỉm sẽ là biện pháp tốt nhất

Khi bạn nuôi chó thì thực sự bạn cũng yêu thích chúng. Vì vậy bạn hãy quan tâm chúng hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó bạn cần quan tâm đến những dấu hiệu này để nhận biết được thú cưng của mình đang trong tình trạng nào.

Dấu hiệu bên ngoài

  • Vú sưng to hơn bình thường: Sờ vào sẽ thấy sưng và cứng. Đôi khi vì điểm này mà sẽ tưởng rằng chúng đang mang thai. Nhưng chúng chỉ xuất hiện dấu hiệu này trong vài tuần và dần sẽ biến mất.
  • Âm hộ sưng: Tùy thuộc vào mỗi giống chó mà âm hộ sưng khác nhau. Bạn có thể quan sát thấy rõ được âm hộ của chó cái sưng và đỏ, báo hiệu cho một chu kỳ kinh nguyệt của chó đang đến.
  • Đuôi dựng đứng: Khi chó đực tiếp cận với âm hộ của chó cái thì đuôi của chó cái đựng đứng và đứng yên để chịu đực.

Dấu hiệu bên trong

  • Hormon thay đổi: Trong thời kỳ này hormon Estrogen và Progestogen thay đổi, chó đực và chó cái rất nhạy cảm với nhau trong những ngày này. Khi chó đực đến gần sẽ có một mùi riêng biệt của hormon chó cái tiết ra.
  • Chảy máu kinh: Mấy ngày đầu máu chảy màu đỏ tươi nhạt, sau đó đậm thẫm dần vào những ngày về sau.
  • Tâm trạng không ổn định: Khi bị đụng chạm đến cơ thể chó cái hơi nhạy cảm và khó chịu. Hay sủa và gắt gỏng, kém ăn hơn những ngày bình thường.

Tần suất chu kỳ kinh nguyệt của chó 

Chu kỳ kinh nguyệt của chó
Nếu chó đang trong giai đoạn này có dấu hiệu bất thường cần cho chó đi khám ngay

Như đã giới thiệu sơ qua ở trên thì chó cái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt tùy vào từng giống chó, cụ thể hơn là 2 đến 3 lần động dục trên một năm. Thường thường thời gian giao động khoảng 6 tháng/ lần. Khoảng thời gian này chúng sẽ có những biến đổi mà bản thân chúng hay bạn đều nhận thấy được.

Càng những giống chó nhỏ thì chu kỳ kinh nguyệt (động dục) được diễn ra nhiều hơn với những giống chó to. 

Chu kỳ kinh nguyệt của chó bao nhiêu ngày? Chó có chu kỳ khoảng 10-14 ngày, trong lần đầu không đồng đều là hết sức bình thường. Chó cái có thể phải mất 2 năm mới có chu kỳ kinh nguyệt đều và cũng tùy thuộc vào từng con. 

Thời gian chó sinh sản không được cố định theo mùa hay theo năm. Ngoại trừ giống chó đẻ vào mùa xuân là chó ngao Tây và Basenji.

Những lưu ý khi chăm sóc chó cái đến chu kỳ kinh nguyệt

  • Nếu người nuôi không muốn cho chó mang thai, thì hãy tránh cho chó đực tiếp xúc gần hay quan hệ với chó cái của mình. Bởi chó đực sẽ dễ dàng gửi thấy mùi hormone thay đổi của chó cái. Đồng thời nếu bạn thả chó ra ngoài môi trường sống xung quanh mà không được sự quản lý của bạn thì tỷ lệ mang thai rất cao.
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt của chó cái bạn cần để cho chúng được thoải mái, tâm lý bình ổn, hãy tránh quát mắng hay đánh chúng và cần sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn.
  • Chó cái đang trong chu kỳ kinh nguyệt, tuyệt đối không được tắm. Nếu bạn cố tình tắm thì chó dễ dàng mắc phải các bệnh như nhiễm trùng âm đạo hay đường tiểu do nước tắm,…
  • Bạn nên dùng bỉm đeo cho chúng tránh máu chảy ra ngoài. Nhất là những con thú cưng sống ở thành phố, việc này sẽ rất mất vệ sinh.
  • Nên bồi bổ sức khỏe cho chó bằng những loại thức ăn cao cấp hơn ngày bình thường và một số vitamin để giúp tăng sức đề kháng cho chó.
  • Chó đang trong chu kỳ kinh nguyệt nên cho chó ăn đồ chín, hạn chế ăn đồ sống.
  • Nguồn nước uống phải sạch và đủ, tránh không bị chó thiếu hay mất nước.
  • Tạo cho chó cái một không gian riêng thật thoải mái và rộng rãi giúp cho tinh thần được sảng khoái, sức khỏe tốt nhất có thể.
  • Trong trường hợp chó cái của bạn có những dấu hiệu bất thường, khả nghi không phải là chu kỳ kinh nguyệt của chó thì cần cho chó đi khám. Đến nơi trung tâm của chó hay bệnh viện thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn mới nuôi chó cái lần đầu hay bắt đầu hướng đến giống chó sinh sản hay cần mua bán thú cưng thì hãy đọc bài viết trên của Laohac.vn. Những chi tiết liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của chó giúp cho bạn đọc có thêm được những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm. 

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/chu-ky-kinh-nguyet-cua-cho.html

Đánh giá bài viết post