Kinh nghiệm vàng để chăm sóc mèo bị ho cho người mới nuôi

Mèo bị ho khiến không ít các sen lo lắng. Bởi vì không chỉ mèo bị ho khạc mà một số chú mèo có tình trạng nôn khan, ợ hơi, khò khè, co thắt lưng thậm chí ho ra máu, ngất xỉu… Khi phát hiện thú cưng của mình bị ho thì các sen nên làm gì? Dưới đây là những kinh nghiệm vàng cho người mới nuôi khi phát hiện mèo có các triệu chứng ho, các sen cùng tìm hiểu nhé!

5 nguyên nhân khiến mèo dù nuôi trong nhà vẫn bị ho

Giống như các động vật thú cưng khác, mèo thường được chăm sóc kỹ lưỡng và được nuôi trong nhà. Tuy nhiên, không vì thế mà mèo không mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như mèo bị viêm hô hấp, mèo bị ho thở khò khè, mèo bị ho khạc, thậm chí mèo bị ho khạc như hóc xương liên tục…

Mèo bị ho
Mèo bị ho thường do 5 nguyên nhân chính

Theo các nghiên cứu về vấn đề mèo bị ho, các chuyên gia chỉ ra rằng mèo gặp các vấn đề về hô hấp phổ biến bởi 5 nhóm nguyên nhân chính:

Viêm nhiễm do vi khuẩn và virus: Vi khuẩn Bordetella và virus FVR gây viêm mũi khí quản là những nguồn gây ra các viêm nhiễm ở hệ hô hấp của mèo. Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp ở thú cưng bị ho.

Giun ký sinh: Các bác sĩ đã tìm thấy các loại giun ký sinh gây khó khăn cho việc hô hấp ở mèo như giun tim. 

Dị ứng, thay đổi thời tiết: Mèo bị ho thở khò khè có thể là do thời tiết thay đổi hoặc đang dị ứng do hít phải các bụi lông hoặc chất lỏng. Chúng kích thích cơ thể mèo tạo ra phản xạ ho.

Xuất hiện các khối u, bệnh lý liên quan đến tim mạch: Một số case mèo bị ho kéo dài khi thăm khám thì bác sĩ phát hiện các khối u ở ngực hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Có vật lạ mắc trong đường hô hấp: Khi mèo bị ho khạc như hóc xương liên tục thì có thể thú nuôi của bạn đang bị các vật lạ mắc trong đường hô hấp.  

Hiện nay, các chú mèo nhỏ hoặc già thì sẽ có nguy cơ bị ho cao hơn các chú mèo trưởng thành. Do hệ miễn dịch của  mèo bị suy giảm hoặc chưa đủ sức đề kháng để chống lại các tác động từ bên ngoài. Vì vậy, người mới nuôi mèo cần cần thận và tìm hiểu kiến thức chăm sóc khi bắt đầu nuôi mèo.  

Các triệu chứng cho thấy mèo của bạn đang bị ho và cần chăm sóc

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc thì chắc chắn không ít lần các sen bắt gặp mèo ho nhẹ hoặc hắt xì. Tuy nhiên để đánh giá tình trạng chi tiết sức khỏe của boss nhà mình thì sen hãy nên quan sát và theo dõi kỹ các triệu chứng khi mèo bị ho. Điều này rất có lợi khi bạn cho mèo đi thú ý thì có thể nhanh chóng cung cấp được lịch sử bệnh, tình hình sức khỏe và biểu hiện của chú mèo cho bác sĩ. 

Theo đó, khi mèo bị ho khan thì chủ nhân nên quan sát các thở của mèo. Lúc này, đường mũi của mèo thường bị bí hoặc nghẹt nên sẽ hít thở bằng miệng thường xuyên. Khi bị nghẹt mũi thì mũi của mèo sẽ có thể xuất hiện thêm dịch mũi, thậm chí có mủ màu vàng hoặc xanh lục. 

Mèo bị ho
Dịch mũi khiến mèo khó chịu và thường xuyên liếm dịch để dễ thở hơn

Dịch mũi khiến mèo khó chịu nên chúng sẽ liếm nước mũi liên tục. Lỗ mũi có xu hướng mở rộng để dễ thở hơn. Một số bé mèo khi cố gắng thở bằng mũi thì sẽ khiến ngực và bụng chuyển động, hai chân trước mở rộng, cổ và đầu cúi thấp về phía trước. Các tiếng tiếng thở không nhẹ nhàng như bình thường mà khò khè, nặng nề.

Đi kèm với những tiếng ho, rít khó thở thì một số mèo ho khạc sẽ kèm các chất dịch. Cách chăm sóc của mèo bị ho khan và mèo bị ho kèm dịch sẽ khác nhau. Vì vậy, khi thấy mèo của bạn có tính trang họ kèm dịch thì hãy quan sát thời gian, tần suất ho, lượng, màu sắc chất dịch tiết ra, và đặc điểm khi ho của mèo. 

Đặc biệt, trường hợp mèo bị ho nặng có kèm các các triệu chứng như có máu, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu. Nguyên nhân của tình trạng này cần phải được các bác sĩ xác định thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân…

Hướng dẫn chăm sóc mèo bị ho cho người mới nuôi

Trong quá trình mèo bị ho, chủ nhân theo dõi kỹ tình trạng và triệu chứng của từng chú mèo mà quá trình chăm sóc cũng sẽ có những điểm khác biệt. Có nhiều loại ho khác nhau như mèo ho khan, ho khò khè… khiến những người mới nuôi mèo thường lo lắng, không biết chăm sóc thế nào. Lúc này, các bạn nên bình tĩnh và thực hiện các bước chăm sóc cho thú cưng của mình.

Mèo bị ho
Khi mèo có các triệu chứng ho, chủ nhân cần chăm sóc mèo kỹ lưỡng hơn

Quan sát và ghi chép lịch sử sức khỏe của mèo

Khi mèo xuất hiện những biểu hiện ho đầu tiên, chủ nhân hãy dành thời gian quan sát tỉ mỉ và ghi chép các lịch sử sức khỏe của mèo. Đây là các thông tin rất quan trọng để quá trình chăm sóc và điều trị ho cho mèo diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. 

Đảm bảo dinh dưỡng và nước uống

Để tăng cường sức đề kháng cho mèo, các boss cần đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng và bổ sung nước hàng ngày cho mèo. Mèo bị ho sẽ ăn và uống ít hơn, chủ nhân nên cho mèo ăn nhiều bữa trong ngày, thực đơn là các món mèo thích ăn.

Dọn ổ mèo sạch sẽ, thoáng mát

Không gian sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phục hồi của mèo. Bạn nên dọn vệ sinh ổ của mèo thường xuyên, thông thoáng, loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc, đặt ổ ở nơi có ánh nắng mặt trời. Khi mèo có triệu chứng bị ho, mèo bị viêm hô hấp thì không nên ở trong môi trường ẩm ướt. 

Vệ sinh mũi cho mèo

Mèo bị ho xuất hiện dịch mũi nên thở khò khè vừa khiến mèo khó thở vừa tích tụ các bụi bẩn. Bạn nên vệ sinh mũi cho mèo từ 1 – 2 ngày/ lần. Bạn dùng tăm bông thấm nước ấm để lau mũi cho mèo. 

Xông hơi cho mèo

Mỗi ngày, bạn nên xông hơi cho mèo khoảng 2 lần/ ngày để mèo dễ thở, bớt nghẹt mũi. Mèo bị ho thì nên xông hơi với tinh dầu. Trường hợp không có máy xông hơi thì bạn có thể cho mèo vào phòng tắm, đóng kín cửa và mở nước nóng. Thời gian xông khoảng tầm 10 phút là phù hợp. 

Không nên lạm dụng các loại thuốc

Hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc chống ho cho mèo. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng cho thú cưng. Bởi nếu cho mèo uống không đúng loại, không đúng liều thì dễ khiến tình trạng ho nặng hơn hoặc khiến chú mèo tử vong. Hãy dùng thuốc dựa trên chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa và điều trị dứt điểm để mèo khỏi bệnh hoàn toàn.

Cho mèo đến thăm khám bác sĩ

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thú cưng thì chủ nhân nên đưa mèo đến thăm khám ở các bác sĩ thú y. Tùy vào tình trạng của mỗi bé mèo mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc, liều lượng phù hợp và hiệu quả nhất. Các bạn mới nuôi mèo lo lắng và bỡ ngỡ khi chăm sóc mèo thì nên tìm hiểu các địa chỉ thú y uy tín để sớm cho mèo đi thăm khám. Hiện nay, hầu hết các địa phương đều có trung tâm thú y nên rất thuận tiện để khám và điều trị cho thú cưng. 

Mèo bị ho là phản xạ phổ biến và thường gặp do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các boss không bị nhầm lẫn giữa ho bệnh lý và hắt xì thông thường để chăm sóc và điều trị cho mèo nhanh chóng khỏe mạnh nhé! 

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/meo-bi-ho.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *