Những nguyên nhân khiến gà bị chảy nước mũi và cách chữa trị

Gà bị chảy nước mũi là hiện tượng thường thấy trên gà nuôi khi thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Đi kèm với chảy nước mũi là một số biểu hiện khác về hô hấp như thở khò khè, hắt hơi, nước mũi chảy ra có mùi hôi thối. Ở bài viết này, Laohac.vn sẽ bật mí đến chủ trang trại những nguyên nhân khiến gà mắc bệnh là gì? Gà bị sổ mũi uống thuốc gì và cách phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân khiến gà bị chảy nước mũi

Gà bị chảy nước mũi
Nguyên nhân của bệnh gà bị chảy nước mũi

Gà bị chảy nước mũi thường xuất phát từ hai nguyên nhân phổ biến đó là nhiễm bệnh sổ mũi thông thường và nhiễm bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Gà nhiễm bệnh sổ mũi thông thường hay xuất hiện trên những cá thể gà gầy yếu, có sức đề kháng kém, thời tiết hơi thay đổi, mới vào thời kỳ giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm biến động là có thể mắc bệnh.

Bên cạnh đó, gà nhiễm bệnh có thể là do: 

  • Bề mặt chuồng, chất độn nền không được vệ sinh sạch sẽ. 
  • Môi trường ẩm thấp, nhiệt độ quá lạnh kết hợp với gió lùa hoặc quá nóng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Gà trong chuồng đánh nhau, làm nhau bị thương nhưng không được chăm sóc cẩn thận khiến đề kháng suy giảm, tại điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Gà bị sổ mũi truyền nhiễm có tính nguy hiểm cao hơn nguyên nhân ở trên. Bệnh sổ mũi truyền nhiễm phổ biến nhất tại các trang trại gà, chuồng gà tại Việt Nam là bệnh Coryza. Coryza xuất hiện trên gà là do vi khuẩn Haemophilus Gallinarum gây nên. Đây là một vi khuẩn gram âm và hiếu khí.

Vi khuẩn này có thể tồn tại được từ 2 – 3 ngày ngoài môi trường tự nhiên. Haemophilus Gallinarum dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các chất khử trùng thông thường. 

🐔 Tham khảo gà cảnh dáng đẹp, khỏe mạnh,… đang được mua bán tại Laohac.vn

Con đường lây nhiễm bệnh gà bị chảy nước mũi

Dù là nguyên nhân gì thì những loại bệnh này đều có thể lây truyền từ cá thể gà nhiễm bệnh sang cá thể gà khỏe mạnh. Bệnh do virus gây nên sẽ có tỷ lệ lây lan cao và nhanh hơn. Những con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh là:

  • Chim hoang dã là nguồn lưu trữ mầm bệnh Coryza khiến gà bị chảy nước mũi. Phần lớn các ổ dịch trong chăn nuôi phát bệnh là do sinh vật hoang dã mang đến. Động vật này đến ăn thức ăn trong chuồng, nhả lại hạt, quả thừa kiếm được vào chuồng. Sau đó gà nuôi ăn phải thức ăn nhiễm bệnh và là vật chủ mang bệnh mới.
  • Lây qua đường hô hấp, hoạt động hít vào và thở ra của những chú gà nhiễm bệnh và khỏe mạnh được nhốt chung một chuồng.
  • Lây qua giọt bắn trong quá trình gà hoạt động, hắt xì.
  • Lây nhiễm từ đàn gà mới được thả đã mang mầm bệnh hoặc di chuyển đàn gà sang nơi khác đã có mầm bệnh sẵn.
  • Gà nhiễm bệnh sẽ làm dịch mũi chảy ra dính vào dụng cụ ăn uống, thức ăn, nước uống. Gà khỏe mạnh dùng chung có thể bị lây bệnh.

Biểu hiện bên ngoài và bệnh tích bên trong khi gà bị chảy nước mũi

Gà bị chảy nước mũi
Biểu hiện bên ngoài và bệnh tích của gà bị chảy nước mũi

Biểu hiện bên ngoài của gà bị sổ mũi thông thường nhẹ, không ảnh hưởng lớn và lâu dài đến sức khỏe sau này của gà. Gà thường chảy nước mũi, hắt hơi nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục sau một vài ngày. Các cơ quan bên trong hầu như không bị ảnh hưởng.

Đối với bệnh Coryza, thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ 1 – 3 ngày. Gà có thể nhiễm bệnh ở mọi độ tuổi nhưng mắc nhiều nhất là từ 2 – 3 tuần tuổi. Đây là những chú gà non, chưa có hệ đề kháng phát triển mạnh. Biểu hiện bên ngoài của gà bị sổ mũi truyền nhiễm khi phát bệnh sẽ như sau:

  • Gà bị chảy nước mũi, hắt hơi. Dịch mũi ở ngày đầu màu trong và lỏng. Những ngày sau đặc, vón cục mủ màu trắng, sờ vào thấy cứng và 2 mũi gà phình to.
  • Sức ăn giảm và ủ rũ.
  • Gà bị sổ mũi sưng mặt, sưng đầu.
  • Mắt gà viêm kết mạc nên hai mí bị dính lại với nhau, chỉ hé một phần nhỏ.
  • Khi vào giai đoạn cuối, gà bị chảy nước mũi khò khè và ho, há mồm ra thở. Các biểu hiện này có thể kéo dài đến 2 tuần.

Bệnh tích bên trong khi mổ gà nhiễm bệnh Coryza là:

  • Mổ xoang mũi thấy dịch viêm ban đầu đã vón cục trắng như bã đậu, ngăn chặn đường thở.
  • Các mô và tổ chức dưới da đầu và mào bị ứ nước, ứ dịch quá mức hay còn gọi là phù thũng.
  • Xoang niêm mạc, kết mạc mắt đều viêm đỏ.

Hậu quả của bệnh gà bị chảy nước mũi

Gà bị chảy nước mũi do sổ mũi thông thường không có nhiều ảnh hưởng lớn đến chính bản thân cá thể nhiễm bệnh và đàn. Tuy nhiên, gà nhiễm Coryza có thể gây thiệt hại đàn lớn dù tỷ lệ gà tử vong không quá cao.

Khi gà nhiễm Coryza phát bệnh, bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh và tỷ lệ lây cao cho những cá thể khác trong đàn. Gà con nhiễm bệnh có thể hồi phục nhưng cân nặng không đạt được đồng đều như cá thể khỏe mạnh.

Khi gà đẻ nhiễm bệnh sẽ làm giảm khả năng đẻ nhanh chóng. Gà có thể dừng đẻ 100% khi để nhiễm bệnh quá nặng. Khi gà được điều trị khỏi, gà cần 3 – 4 tuần hồi phục để lấy lại tốc độ đẻ như ban đầu.

Cách điều trị gà bị chảy nước mũi 

Gà bị chảy nước mũi
Cách điều trị hiệu quả gà bị chảy nước mũi

Khi gà bị chảy nước mũi và thấy dấu hiệu của bệnh Coryza, người chủ trang trại cần thông báo đến bác sĩ thú y của địa phương để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Việc này đảm bảo kiểm soát tốt tỷ lệ lây nhiễm trong đàn, lây nhiễm rộng đến các đàn của hộ chăn nuôi khác.

Cách chữa gà bị chảy nước mũi có mùi hôi, đầu tiên, chủ trang trại cần tách riêng cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn. Đưa những cá thể gà nhiễm bệnh cách đàn càng xa càng tốt. Tiếp theo, cho gà sử dụng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ thú y hoặc dược sĩ bán thuốc thú y. 

Gà bị sổ mũi khò khè uống thuốc gì? Hiện nay Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để điều trị bệnh. Ngoài ra, chủ trang trại cũng có thể sử dụng Streptomycin, Erythromycin, Fluoroquinolones, Dihydrostreptomycin, Sulphonamide, Tylosin và Gentamicin.

Điều trị bệnh gà bị chảy nước mũi bằng kháng sinh khiến gà có biểu hiện mệt mỏi. Do vậy, người chăn nuôi nên bổ sung các loại dưỡng chất nâng cao thể lực, sức đề kháng cho gà. Người chủ trang trại có thể pha chất điện giải, vitamin C cùng các loại vitamin cần thiết khác vào nước cho gà uống. Vitamin tổng hợp cũng có thể trộn vào thức ăn cho gà sử dụng.

Một bước quan trọng khác cần làm là phun thuốc khử trùng cho toàn bộ khu vực chăn nuôi, chăn thả và khu xung quanh. Một số loại thuốc sát trùng, khử trùng được sử dụng rộng rãi là Iodine 100, Omnicide New, Benkocid. Tiến hành pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Cách phòng bệnh gà bị chảy nước mũi hiệu quả

Phòng bệnh luôn là việc làm được hoan nghênh hơn là đi chữa bệnh. Để phòng bệnh gà bị chảy nước mũi hiệu quả, người chăn nuôi nên cân nhắc các biện pháp an toàn sau:

  • Xây dựng chuồng trại thông thoáng, mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Chất độn, chất thải của gà nên được xử lý phù hợp. Nếu lớp độn và chất thải đã quá dày cần vun gọn hoặc vận chuyển đến nơi khác rồi trải lớn độn mới.
  • Cần quan sát, để ý đàn gà thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện khác lạ.
  • Vi khuẩn gây bệnh Coryza chỉ có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 – 3 ngày và dễ dàng bị tiêu diệt bởi chất khử khuẩn. Do vậy, người chăn nuôi cần để trống chuồng chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi, thực hiện dọn vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn an toàn trước khi chăn thả lứa mới. 
  • Sử dụng phương pháp quản lý đàn “cùng vào cùng ra”.
  • Lựa chọn con giống đồng đều, linh hoạt, khỏe mạnh, lông tơi và màu tươi.

Nội dung chính của bài viết đã chỉ ra những nguyên nhân chính khiến gà bị chảy nước mũi, con đường lây bệnh, biểu hiện và hậu quả khi gà nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Laohac.vn đưa ra cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả theo khuyến nghị của chuyên gia về gia cầm.

Mong rằng qua bài viết, người chăn nuôi sẽ có cách phòng bệnh, phát hiện và chữa bệnh hiệu quả để không bị thiệt hại nặng về kinh tế. Và nếu bạn có nhu cầu mua bán gà giống chất lượng, hãy truy cập Laohac.vn để chọn được con giống chất lượng.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/ga-bi-chay-nuoc-mui.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *