Cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng thành công cho người mới

Bồ câu được xem là một loài chim có giá trị thương mại khá cao, được nhiều bà con nông dân ưa thích chọn lựa. Song song với những cách nuôi truyền thống, cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng cũng là một phương án mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu trong chuồng đúng chuẩn

Chuẩn bị trước khi nuôi 

Điều đầu tiên cần xác định trước khi tiến hành nuôi chim bồ câu chính là xác định khu vực nuôi chim. Vị trí chăn nuôi cần phải đảm bảo thông thoáng, có nguồn nước sạch và ánh sáng tự nhiên đầy đủ. Ngoài ra, hệ thống cống rãnh và vệ sinh xung quanh khu vực nuôi cũng cần được khai thông.

Về dụng cụ chăn nuôi, người nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng như máng ăn, uống, phù hợp với tiêu chuẩn của giống chim chuẩn bị nuôi. Đây cũng là hai vật dụng cơ bản nhất, cần được vệ sinh sạch sẽ và phun khử trùng trước khi cho chim sử dụng.

Lồng nuôi chim bồ câu

Lồng nuôi là yếu tố quan trọng thứ hai mà người nuôi chim cần lưu ý. Cần lựa chọn lồng nuôi chim bồ câu chắc chắn, rộng rãi và có thể ngăn chặn được sự phát hoại từ các sinh vật khác như mèo, chuột, rắn,….

Mái che của chuồng và tường vây xung quanh phải được thiết kế tốt, chống chịu được mưa tạt hoặc gió lùa, đông ấm hè thoáng mát để đảm bảo sức khỏe của chim. Trong lồng nuôi cần được bố trí khu vực riêng để đặt máng ăn, uống cùng với ổ đẻ cho chim trong mùa sinh sản.

Cách nuôi chim bồ câu
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh chuồng trại

Thức ăn cho chim bồ câu

Khi lựa chọn thức ăn cho chim bồ câu, nên ưu tiên các loại ngô, lúa mì, đậu, gạo, ngũ cốc,… vì đây là thức ăn nhiều dinh dưỡng và được chim ưa thích. Trong đó, ngô là thành phần chính cần ưu tiên sử dụng. Các loại hạt cho chim ăn cần đảm bảo sạch sẽ, chất lượng tốt, không bị các vấn đề mối mọt.

Tùy theo từng giống chim bồ câu mà sẽ có khẩu phần ăn thích hợp. Người nuôi nên tìm hiểu kỹ về giống chim để quyết định lượng thức ăn phù hợp cho chim. Thông thường lượng thức ăn mỗi lần của chim bồ câu sẽ bằng 1/10 trong lượng của chúng.

Bên cạnh thức ăn, người nuôi cũng chú ý cho chim uống nước thường xuyên. Đặc biệt, nguồn nước dành cho chim uống phải đảm bảo sạch sẽ và thay mới hàng ngày. Để chim khỏe mạnh, có thể thêm một số vitamin hoặc kháng sinh vào trong nước để phòng một số bệnh thường gặp.

Hướng dẫn cách nuôi bồ câu nhanh đẻ trứng

Để đảm bảo bồ câu có thể đẻ trứng nhanh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, người chăn nuôi cần đảm bảo môi trường chăm sóc đầy đủ và thoải mái. Nếu bồ câu được chăm nuôi trong điều kiện tốt nhất, năng suất đẻ của chúng cũng sẽ tốt hơn mà không gây hại đến sức khỏe.

Dưới đây là một số điều kiện cần thiết trong môi trường chăn nuôi để bồ câu có thể nhanh đẻ trứng:

Chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Vấn đề về cân nặng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến việc sinh sản của chim bồ câu. Nếu bồ câu bị thừa cân hoặc thiếu cân, thì năng suất sinh sản cũng sẽ gặp vấn đề. Do đó, khi chăm nuôi cần phải chú ý về dinh dưỡng cũng như cân nặng của chúng nếu muốn đạt khả năng sinh sản hoàn hảo.

Tốt nhất nên cho bồ câu ăn thành những thời điểm cố định trong ngày. Tần suất cho ăn tốt nhất là từ khoảng 2-3 lần một ngày. 

Về thành phần dinh dưỡng, có thể trộn cùng với các loại thức ăn cho gà vịt khác, với đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, nên bổ sung thêm gạo, lúa, đậu xanh vào khẩu phần ăn của bồ câu để có thêm các vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Cách nuôi chim bồ câu
Chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để bồ câu luôn khỏe mạnh

Giữ nhiệt độ môi trường sống ổn định

Nếu nhiệt độ cơ thể của chim quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của chúng. Do đó, người nuôi có thể đốt thêm một đèn sợi đốt nhỏ trong chuồng để tăng nhiệt độ chuồng lên, tạo một môi trường ấm áp và thoải mái cho chim thư giãn.

Một cách khác để giữ ấm cho chuồng chim bồ câu là sử dụng rơm rạ để lót ủ ấm chuồng. Đặc biệt là vào mùa lạnh, rét đậm rét hại cùng gió mùa dễ ảnh hưởng đến sức khỏe chim bồ câu. Do đó, người nuôi cần lưu ý, đảm bảo chuồng đủ ấm và ổn định cho cả mùa lạnh cũng như mùa hè.

Xây chuồng đủ rộng, thoải mái cho chim sinh hoạt

Một điều lưu ý khi xây cất chuồng trại nuôi chim bồ câu chính là đảm bảo không gian để chúng vận động và sinh hoạt một cách thoải mái. Chim bồ câu sẽ đẻ trứng nhanh và thường xuyên hơn nếu được sống ở môi trường rộng rãi, thoải mái.

Ngoài ra, người nuôi cũng nên đảm bảo ổ của chim bồ câu không quá đầy hoặc quá chật. Nếu phát hiện ổ đầy trứng, chúng sẽ không đẻ nữa để tránh quá đông. 

Để bồ câu nhanh đẻ trứng, nên nuôi chim với mật độ từ 6 đến 8 con/m2. 

Tách trứng chim ra khỏi bố mẹ

Nếu muốn bồ câu nhanh đẻ trứng và kéo dài thời gian đẻ trứng của chúng càng lâu càng tốt, hãy lấy trứng chim ra khỏi cặp bố mẹ khi chúng đẻ được 2 quả. Khi đó, cặp chim bố mẹ sẽ tiếp tục đẻ thêm trứng trong vòng từ 2 đến 3 tuần tiếp theo. 

Nếu làm như vậy thường xuyên và đúng chu kỳ, thì mỗi cặp chim bố mẹ có thể đẻ đến 25 – 30 lần mỗi năm. Tương đương với số lượng khoảng 60 quả trứng một năm.

Các bệnh lý thường gặp khi nuôi bồ câu nhốt chuồng

Bệnh thương hàn

Thương hàn ở chim bồ câu là một loại bệnh từ một loại vi khuẩn gây ra. Hầu như các lứa tuổi bồ câu đều có thể bị bệnh thương hàn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là vào mùa lạnh. 

Một số triệu chứng khi chim mắc bệnh thương hàn là lười vận động, lười ăn, uống nước nhiều, tâm trạng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phần màu xám vàng hoặc xanh và có lẫn cả máu.

Khi thấy những triệu chứng trên, người nuôi nên tách bồ câu bệnh ra khỏi bầy và liên hệ đến các cơ sở thú y để được khám chữa kịp thời.

Cách nuôi chim bồ câu
Thương hàn là một bệnh thường thấy ở bồ câu nuôi chuồng khi trời lạnh

Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng là một chứng bệnh thường thấy ở những con bồ câu non từ 1 – 4 tháng tuổi. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh cầu trùng là tiêu chảy, phân có dịch nhầy, đôi khi lẫn cả máu. Thường xảy ra vào vụ mùa xuân – hè hoặc thu – đông. 

Khi chim mắc các triệu chứng bệnh trên, hãy tách cá thể bệnh ra khỏi bầy để tránh lây lan. Đồng thời hãy liên hệ trung tâm y tế để được hỗ trợ chữa bệnh và sát khuẩn khu vực chăn nuôi.

Bệnh rụng lông, mổ lông

Khi chuồng nuôi chim có mật độ quá dày nhưng lượng thức ăn không đảm bảo, các cá thể chim có thể mổ lông nhau, đặc biệt là chim bố mẹ mổ lông chim con non. Ngoài ra, chim bị rụng lông cũng có thể là do bị thiếu khoáng vi lượng hoặc một số vitamin cần thiết trong thời kỳ nuôi con.

Như vậy với những thông tin được Laohac.vn tổng hợp bên trên, chắc hẳn người nuôi cũng biết được một số biện pháp giúp bồ câu nhanh đẻ cùng một số lưu ý trong cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng. Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chăn nuôi, do đó hãy thường xuyên lưu ý chế độ dinh dưỡng của chúng để đảm bảo chim phát triển khỏe mạnh. 

Nếu có nhu cầu mua chim bồ câu hoặc các dụng cụ chăm nuôi liên quan, hãy truy cập Laohac.vn để xem thêm nhiều sản phẩm với giá phải chăng.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/cach-nuoi-chim-bo-cau.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *