Cách nuôi chim họa mi hót hay, phát triển hiệu quả

Chim họa mi sở hữu giọng hót hay hàng đầu, nên chúng được rất nhiều người yêu thích chọn nuôi. Vậy làm sao để có cách nuôi chim họa mi phát triển tốt? Mời bạn cùng Laohac.vn tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim họa mi đơn giản, hiệu quả trong bài viết này.

Chim họa mi có mấy loại?

Hiện nay chim họa mi có khoảng hơn 35 loại, trong đó gồm cả các loại khướu có họ hàng gần. Về sau các loại chim họa mi được chia thành nhóm riêng dựa vào đặc điểm quanh mắt của chúng có quần lông sáng màu đặc trưng. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đặc điểm của các loại chim họa mi được ưa chuộng nhất hiện nay.

Cách nuôi chim họa mi
Tìm hiểu về cách nuôi chim họa mi hiệu quả

Họa mi phổ thông

Giống chim họa mi phổ thông thường sống ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu ở khu vực độ cao khoảng 1.200m. Đặc điểm của chim họa mi phổ thông được nuôi làm cảnh phổ biến tại nước ta, như sau:

  • Chiều dài trung bình của họa mi phổ thông khoảng từ 25 – 30cm. 
  • Lông thân chi có màu nâu, phần vành mắt màu trắng và kéo dài về phía sau. 
  • Họa mi phổ thông là loài chim khá nhút nhát, trong thiên nhiên thường sống ở các vùng cây bụi, những nơi rậm rạp khó nhìn thấy như: Ven chân đồi, khu vực nương rẫy,… 
  • Giống họa mi này thường kiếm ăn trên mặt đất, chúng ăn côn trùng và trái cây. 
  • Họa mi hổ thông thường sinh sống theo cặp hoặc nhóm từ 3 – 5 con. Chúng lót ổ hình cái chén cao hơn mặt đất khoảng 2m, và đẻ trứng khoảng từ tháng 5 – 7 hàng năm. 
  • Trứng của chim họa mi phổ thông thường có màu xanh lam hoặc màu lục lam. Mỗi lần giống chim này đẻ khoảng từ 2 – 5 trứng.

Chim họa mi đất

Họa mi đất hay họa mi ngực đốm/khướu ngực đốm xuất hiện ở các khu vực như: Lào, tây nam Trung Quốc, bắc Thái Lan, Myanmar, đông bắc Ấn độ và phía bắc Việt Nam. Trong môi trường tự nhiên, giống họa mi này thường sinh sống ở các khu rừng thấp, rừng núi đá, ẩm, rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Họa mi ngực cam

Chim họa mi ngực cam là loài đặc hữu thuộc danh lục đỏ IUCN cấp độ LC. Ở nước ta giống chim này đang được bảo tồn nhiều nhất tại vườn bảo tồn quốc gia Bidoup Núi Bà ở giữa Đà Lạt và Khánh Hòa. 

Giống chim họa mi ngực cam có đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Thân hình dài khoảng từ 24 – 25cm. Mỏ chim dài từ 25 – 27mm, đuôi dài khoảng 88 – 100mm và phần cánh chim dài khoảng 83 – 92mm.
  • Bộ lông của giống họa mi này thường có màu nâu đồng, tô điểm lên đó là sọc màu cam trên mắt, phần cổ họng có lông màu đen. Và đặc trưng nhất là phần lông ngực có màu cam kết hợp các vệt đen. 
  • Chim họa mi ngực cam có giọng hót lớn và rất vang. 
  • Giống họa mi này thường sống định cư tại các khu vực bìa rừng, rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, những khu rừng bị khai thác trống ở độ cao khoảng từ 900 – 1.500m so với mực nước biển.
  • Họa mi ngực cam khá nhút nhát và thường sống theo cặp hoặc theo đàn từ 3 – 5 con.
Cách nuôi chim họa mi
Hình ảnh chim họa mi ngực cam

Cách chọn chim họa mi hót hay, dễ nuôi

Để có cách nuôi chim họa mi hiệu quả thì trước tiên bạn cần biết cách chọn chim họa mi hót hay, khỏe mạnh. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tham khảo một số yếu tố để chọn mua được chim họa mi tốt.

  • Chim họa mi hót hay thường có đầu kiểu xà đầu (giống đầu rắn). Nghĩa là khi nhìn ngang vào phần đầu sẽ thấy mỏ trên, trán và đỉnh đầu của chim tạo thành một đường thẳng. 
  • Nên chọn họa mi có bộ lông mềm mượt, tơi, xốp, không xơ, không xù. Lông phần đầu mỏng và ôm sát da đầu. Lông phần cánh mềm mượt. 
  • Mắt của chim họa mi không có giác mạc, đồng tử (lòng đen trong con ngươi) có nhiều màu. Nên chọn chim có chấm đen ở đồng từ nhỏ, 4 tia mắt xung quanh càng to, rõ, xếp dày đặc nhau càng tốt.
  • Chim họa mi tốt thường có phần cẳng chân to, chắc khỏe, các vảy chân rõ ràng có màu tối, viền thẫm. Ngón chân chim khỏe, không quá dài, móng chim sắc kiểu như móng vuốt của mèo.

Kỹ thuật cách nuôi chim họa mi căng lửa, đẹp, hót hay hiệu quả

Họa mi là loại chim núi rừng tự nhiên nên khá không đơn giản để thuần hóa. Để có cách nuôi chim họa mi căng lửa hiệu quả thì bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cách nuôi chim họa mi phát triển, căng lửa, hót hay hiệu quả.

Lồng nuôi chim họa mi

Lồng nuôi chim họa mi cần được đảm bảo mang đến cuộc sống thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể lựa chọn loại lồng bằng tre, mây hoặc lồng sắt, mỗi lồng có khoảng 60 chiếc nan là phù hợp. Nên làm chuồng nuôi họa mi có đường kính khoảng từ 30 – 40 cm. 

Bên trong lồng nuôi họa mi cần trang bị các dụng cụ ăn, uống và thanh ngang để chim đậu. Đồng thời cần vệ sinh lồng và các vật dụng nuôi chim sạch sẽ thường xuyên. 

Thức ăn nuôi chim họa mi

Họa mi là một trong số những loài chim rừng biết hót ăn đơn giản nhất. Giống chim này khá lớn con, nhưng ăn uống ít tốn kém, mỗi ngày bạn chỉ cần cho chim ăn 1 muỗng cà phê nhỏ là đủ. 

Chim họa mi là giống ăn tạp, nhưng ở ngoài thiên nhiên chúng ăn côn trùng là chính. Nếu muốn chim họa mi nhanh lớn, căng lửa thì nên kết hợp cho ăn gạo, trứng và cào cào mỗi ngày. 

Khi nuôi chim họa mi không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì chúng rất dễ bị dị ứng trước mùi thức ăn lạ, dẫn đến bỏ ăn, suy nhược và thay lông. Đầu tiên nên tập cho chúng ăn thức ăn riêng để quen dần. 

Cần đảm bảo thức ăn cho chim họa mi sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm, không bị nấm mốc. Nước uống nuôi chim cũng cần đảm bảo sạch sẽ, thay mới thường xuyên mỗi ngày. Chim họa mi không hợp với thức ăn mặn, nên bạn chế cho chúng ăn những món có vị mặn. Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà thay đổi khẩu phần thức ăn, dinh dưỡng phù hợp. 

Tắm cho chim họa mi

Chim họa mi tắm cũng đơn giản và bình thường như nhiều loại chim khác. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Những lần đầu nên tắm họa mi nhẹ nhàng để tránh làm chúng bị hoảng sợ.
  • Nên tắm cho họa mi ít nhất sau 1 ngày để chim có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi. Bởi vì nếu mới từ rừng về mà tắm ngay có thể sẽ khiến chim hoảng sợ.
  • Trong 1, 2 ngày đầu nên đảm bảo đầy đủ thức ăn và nước uống. Khi cảm thấy quá nóng họa mi sẽ tự vẩy nước trong khay nước uống để tắm. 
  • Họa mi có thói quen tắm buổi sáng, nhưng chỉ nên tắm từ từ khi chim đã quen và ra giọng. 
  • Thời gian đầu nên tắm cho họa mi bằng lồng với áo lồng che 1 nửa, ở nơi không có người qua lại. Đến khi chim đã tắm quen thì bạn ở bên cạnh chúng cũng sẽ tắm thoải mái, không lo bị ảnh hưởng.
  • Không cần cho họa mi tắm nắng nhiều vì chúng thích lạnh. Đồng thời cũng cần tránh để chim ở nơi có nhiều gió để tránh tình trạng chết đột ngột. Buổi tối khoảng từ 6h hoặc chim ngủ thì nên che kín áo lồng.  

Tập cho chim họa mi nhanh dạn người, căng lửa

Nếu có được kỹ thuật nuôi chim họa mi tốt thì khoảng 5 – 6 tháng bạn sẽ có thể giúp chúng dạn người. 

  • Nếu chim họa mi vừa được đưa từ rừng về thì tốt nhất nên trùm kín áo lồng, sau đó đem treo ở nơi mát mẻ và có nhiều ánh sáng.
  • Trong giai đoạn khoảng 1 tuần đầu khi thấy họa mi đã bớt nhát thì bạn nên hé áo lồng ra từ từ từng chút một để chúng tập làm quen. Lưu ý, nên treo lồng ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để chim không bị sợ hãi.
  • Nếu bạn nuôi họa mi trống thì có thể áp dụng cách giúp chim mau dạng như sau. Treo một con chim mái ở gần, nhưng không cho thấy mặt, khi nghe tiếng của chim mái thì họa mi trống sẽ nhanh hăng lên và dạn người. Một con chim họa mi mái có thể giúp cho 2 – 3 con chim trống nhanh căng lửa.
Cách nuôi chim họa mi
Chia sẻ cách nuôi chim họa mi nhanh căng lửa, dạn người

Kết bài

Nhìn chung cách nuôi chim họa mi khá đơn giản, nhưng để giúp chim có thể hót hay và có hồn thì đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo và thật sự yêu chim. Hy vọng những chia sẻ phía trên của Laohac.vn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để nuôi chim họa mi hiệu quả.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc chăm sóc hay mua bán chim chất lượng, giá tốt thì hãy liên truy cập Laohac.vn để tham khảo nhiều tin đăng để dễ dàng so sánh và lựa chọn được chú họa mi khiểng ưng ý.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/cach-nuoi-chim-hoa-mi.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *