Cần lưu ý những gì khi nuôi chó không lông?

Những giống chó không lông có ngoại hình vô cùng đặc biệt. Đúng với tên gọi, trên người chúng có rất ít và hầu như không mọc lông. Với đặc điểm ngoại hình này, khiến các chú chó không lông trở nên nổi bật và được nhiều người săn đón. Cùng Laohac.vn Thú cưng tìm hiểu về giống chó này thông qua bài viết dưới đây.

chó không lông đặc biệt
Chó không lông sở hữu ngoại hình đặc biệt thu hút

Chó không lông là chó gì?

Chó không lông thực chất chỉ là tên gọi của nhóm những chú chó không có lông. Với đặc điểm trên người chỉ có lớp da mà không có lông bao phủ, những chú chó này trở nên đặc biệt và thu hút sự chú ý của nhiều người.

Với những người nuôi chó cảnh tại Việt Nam, những chú chó không lông ít được biết đến hơn và hầu như cũng rất hiếm gặp. Những cụm từ như dễ thương và đáng yêu không dành để miêu tả giống chó này. Dù vậy, chúng cũng sở hữu nhiều ưu điểm khác như thông minh, nhanh nhẹn và trung thành. Nhiều giống trong số chúng được xem là loài chó quý ở quê hương của mình.

Với đặc điểm ngoại hình độc đáo, chó không lông sẽ thu hút những người nuôi thú cưng yêu thích sự mới lạ, nổi bật. Tuy nhiên cần phân biệt chúng với các loài chó không rụng lông khác.

Hiểu đúng về chó không lông và chó không rụng lông

Hiện nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và đánh đồng hai khái niệm này. Tuy nhiên, chó không lông và chó không rụng lông có đặc điểm rất khác nhau. Chó không lông là những bé có đặc điểm không có lông ngay từ khi sinh ra, còn những chú chó không rụng lông là ít hoặc hầu như không xảy ra hiện tượng rụng lông trong suốt vòng đời.

Như vậy, về bản chất, chó không rụng lông vẫn có thể có lông và trong quá trình sinh trưởng chúng ít diễn ra quá trình thay lông. Một số giống phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Poodle, Alaska, chó Bulldog,…

phân biệt chó không lông và không rụng lông
Chó không lông khác với chó không rụng lông

Các giống chó không lông phổ biến nhất hiện nay

Chó Mexico

Giống chó này có tên gọi là Xoloitzcuintli, hay gọi tắt là chó Xolo. Đúng với tên gọi, Mexico chính là quê hương của giống chó này. Vào thời gian đầu khi xuất hiện, Xolo được nhiều nhiều người yêu thích, có nơi tôn chúng là vật linh thiêng cũng có nơi nuôi chúng như thú cưng trong gia đình.

Giống như các loài khác của giống chó không lông, Xolo có bộ da nhẵn nhụi hoàn toàn. Chúng có làn da bóng, không có cả lông mày hay lông mi, chỉ mọc một chùm lông trên đỉnh đầu. Màu sắc chủ yếu của giống chó này gồm: đen, xám, nâu cafe. Chiều cao trung bình từ 23 cm đến 76 cm, nặng từ 3 – 18 kg.

Chó Xoloitzcuintli có kích cỡ hộp sọ to, mõm dài, ánh mắt sáng. Chúng rất hoạt bát và thông minh. Tính cách có phần điềm tĩnh, ngoan ngoãn, sống rất tình cảm và rất trung thành. Với đặc điểm này, chó Xolo có thể được huấn luyện thành những chú chó dẫn đường đáng tin cậy.

chó không lông mexico
Chó không lông Mexico

Chó sục Mỹ

Chó không lông Mỹ là một trong những giống được săn đón nhiều nhất hiện nay. Tổ tiên của chúng là loài Rat Terrier. Giống chó này có giá trị cao vì chúng rất khó nuôi khi sinh trưởng ở những khu vực ngoài nước Mỹ.

Như các giống chó ko lông khác, chó sục Mỹ này cũng có thân hình trụi lông hoàn toàn, da màu đen hoặc trắng, đôi lúc bắt gặp một em có sự kết hợp cả hai. Chiều cao trung bình của giống chó này từ 40cm đến 50cm và con trưởng thành có thể nặng đến 20kg. Điểm đặc biệt về ngoại hình là vầng trán của chúng có lớp da nhăn lại trông lúc nào cũng đăm chiêu như đang suy nghĩ về điều gì đấy, trông rất đáng yêu.

Giống chó Mỹ này rất thông minh, dễ huấn luyện. Chúng rất thân thiện và giàu tình cảm, sẽ thật tuyệt vời nếu sở hữu cho mình một em này.

Chó Chinese Crested

Đây là chú chó không lông đôi chút khác biệt với các giống cùng loài. Bởi vì, ngoài thân bóng nhẵn chúng lại có lông dài ở đầu, đuôi và chân. Những chú chó này có  nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tổ tiên là giống chó không lông ở châu Phi hoặc Mexico. Do quá trình nhân giống và thích nghi với điều kiện sống, chúng trở nên nhỏ bé hơn nhiều so với thế hệ trước.

Giống chó này khá hiếu động, chúng chạy nhảy khắp nơi, đôi lúc bày trò để tạo niềm vui cho chủ nhân. Đặc biệt, đây là những “cô, cậu” có khả năng biểu đạt cảm xúc cực tốt.

chó không lông trung quốc
Chó không lông Trung Quốc

Chó Pila Argentina

Chó Pila Argentina có nguồn gốc từ Argentina và đã có mặt trên thế giới từ hàng nghìn năm về trước. Trong thời kỳ đầu khi xuất hiện, đây là giống chó được sự yêu thích và cưng chiều của giới trung lưu.

Pila Argentina là tên gọi được đặt theo đặc điểm hình thể và nguồn gốc của chó. Trong đó, “Pila” theo ngôn ngữ bản địa là “trần truồng”. Pila Argentina hiểu đơn giản là chú chó không lông đến từ Argentina.

Giống chó này có da màu đen hoặc xám, con trưởng thành có thể cao đến 50cm. Chúng cũng thuộc dạng thông minh không kém các giống khác cùng loài, chúng có khả năng quan sát tốt và rất giỏi trong việc trông nom nhà cửa.

Chó Peru

Đây là giống chó cũng đã góp mặt trên thế giới từ nhiều năm trở về trước. Đặc biệt, vào những năm cuối thế kỷ 19 với cuộc xâm chiếm Peru của Tây Ban Nha đã làm giả đáng kể số lượng của giống chó này.

Chúng có thân trụi lông và một ít mọc ở đỉnh đầu. Chó Peru cũng rất trung thành và giàu tình cảm. Hiện nay, chó Peru đang được tích cực nhân giống với mục tiêu khôi phục lại chúng so với thời kỳ trước.

Cách chăm sóc chó không lông

Để đảm bảo chó sinh trưởng và phát triển tốt, người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố môi trường sống, thức ăn, vệ sinh, kiểm tra sức khỏe cho vật nuôi của mình.

Môi trường sống của chó

Dù xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng các giống chó không lông đều có điểm chung là khả năng chịu lạnh hay chịu nóng ở mức trung bình. Điều này bị chi phối một phần bởi đặc điểm cấu tạo cơ thể. 

Những bé cún này không có bộ lông bao phủ nên khả năng chống nóng hoặc được giữ ấm kém. Do đó, đừng để vật nuôi của bạn phải sinh sống trong môi trường quá nóng hay quá lạnh nhé! 

Trang bị mái che để tránh ánh nắng hoặc khăn ấm vào những ngày rét là biện pháp hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe cho những thú cưng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần dọn dẹp không gian sống sạch sẽ, thoáng mát để mang lại bầu không khí tốt nhất cho sự sinh trưởng của chó.

chăm sóc chó không lông
Tránh để chó tiếp xúc nhiều với nắng gắt

Chế độ dinh dưỡng

Không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt đối với thức ăn cho giống chó đặc biệt này. Điều lưu tâm lớn nhất là người nuôi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn cho chó. Bổ sung nhiều vitamin, protein, canxi,… từ rau củ, thịt cá,… sẽ giúp chú cún cưng của bạn phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Vệ sinh thường xuyên cho chó

Vệ sinh sạch sẽ là điều bắt buộc để duy trì sức khỏe cho thú cưng. Đặc biệt, với lớp da trụi lông và vô cùng nhạy cảm, chó không lông càng cần được tắm rửa thường xuyên hơn. Việc này giúp mang lại cảm giác dễ chịu và giúp chúng tránh được sự tác hại của các vi khuẩn gây bệnh. Người nuôi cũng cần lưu ý chọn mua loại sữa tắm thích hợp để tránh gây kích ứng cho chó.

Cho chó kiểm tra sức khỏe định kỳ

Dù đã đảm bảo điều kiện sống tốt nhất nhưng bạn cũng cần đưa bé cún của mình đến các cơ sở thú y để thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời các loại bệnh hại, kéo dài tuổi thọ cho chúng. Một chú chó khỏe mạnh có thể sống đến 20 năm.

Các bệnh thường gặp ở chó không lông và cách phòng tránh

Dù có chế độ chăm sóc hợp lý, khoa học nhưng cũng khó tránh khỏi các loại bệnh có thể xảy ra trên chú cún nhà bạn. Do đó, trang bị cho mình những hiểu biết về các loại bệnh cũng như cách phòng chống và điều trị là rất cần thiết. 

Một số bệnh thường gặp ở giống chó này và cách điều trị:

Bệnh cúm

Đây là loại bệnh phổ biến thường gặp trên các giống chó khác nhau không riêng gì chó không lông. Virus “cúm chó” chính là nguồn gốc gây bệnh. Chúng tồn tại trên các bề mặt như vòng cổ, dây xích,… và lây nhiễm qua đường hô hấp ở chó.

Khi nhiễm bệnh, bé cún của bạn sẽ có biểu hiện ho, sổ mũi, sốt. Đặc biệt, những biểu hiện này có thể xuất hiện khá lâu sau khi chúng bắt đầu nhiễm bệnh. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y là giải pháp tốt nhất để phòng và điều trị bệnh.

Ký sinh trùng trên da

Với đặc điểm thân hình không có lớp lông bảo vệ, giống chó đặc biệt này càng dễ dàng bị các ký sinh trùng ngoài da tấn công như ve, bọ chét,… Những ký sinh trùng này có thể truyền các bệnh nguy hiểm khác cho vật chủ kiến sức khỏe của vật chủ yếu dần.

Để phòng tránh, bạn nên vệ sinh nơi ở của chó, tắm rửa thường xuyên. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để loại trừ nhanh chóng các ký sinh trùng nếu chú chó nhà bạn đã mắc bệnh.

Say nắng

Như đã đề cập, chó không lông rất nhạy cảm với môi trường vì chúng thiếu sự bảo vệ của lớp lông như các giống chó khác. Do đó, ánh nắng gay gắt có thể làm chúng say nắng nếu không được che chắn cẩn thận.

Biểu hiện của chó khi say nắng là thở gấp, chảy nhiều nước dãi, màu nướu chuyển sang đỏ đậm hoặc tím. Khi phát hiện chó có những dấu hiệu này, phải lập tức đưa chúng vào nơi râm mát, hạ nhiệt bằng nước lạnh và đưa ngay đến cơ sở thú y gần nhất vì trường hợp xấu nhất chó có thể tử vong.

Như vậy có thể thấy việc đảm bảo môi trường sống thuận lợi, thức ăn giàu dinh dưỡng, vệ sinh thường xuyên và thăm khám định kỳ chính là những giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Giống chó này gặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe nên phải chăm sóc cẩn thận
Giống chó này gặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe nên phải chăm sóc cẩn thận

Giá bán chó không lông hiện nay

Chó không lông hiện nay được bán với nhiều mức giá khác nhau. Bởi vì việc định giá sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố như: nguồn gốc, giống chó, độ tuổi, giới tính, thể trạng,…Theo đó, giống chó Mexico thuần chủng có giá bán cao nhất. 

Tại thị trường Việt Nam, mức giá trung bình để sở hữu một em chó không lông là từ 1 đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giá này không bao gồm chó con Mexico thuần chủng vì giống chó này rất khó để mua, nhất là với người chơi chó cảnh không chuyên.

Nên mua chó không lông ở đâu?

Với những đặc tính đặc biệt như thông minh, trung thành, giàu tình cảm,… sẽ thật tuyệt nếu bạn sở hữu một bé thú cưng thuộc giống chó không lông này. Tuy nhiên, mua bán ở đâu để có những trải nghiệm tuyệt vời, tránh được những rủi ro lại là vấn đề. 

Để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua chó tại các cơ sở uy tín và yêu cầu kiểm tra giấy tờ liên quan. Ngoài ra, mua bán thông qua các website cũng là một trải nghiệm tuyệt vời. Hình thức này giúp bạn tiết kiệm thời gian và có thể so sánh mức giá giữa những nơi bán khác nhau để chọn cho mình một em cún phù hợp nhất.

Đơn cử, bạn có thể thử tìm mua chó không lông trên Laohac.vn Thú Cưng. Chỉ với vài thao tác đơn giản như chọn địa điểm gần bạn, giống chó, mức giá mong muốn bạn sẽ thấy loạt tin đăng với những hình ảnh mô tả chi tiết. Kèm theo đó là địa chỉ cụ thể của người bán để bạn liên hệ và giao dịch nhanh chóng.

Phốc sóc mini lông trắng tinh không tì vết

1.700.000 đ

4 giờ trước Quận 7

tìm chủ cho 2 em không lông quận 12 hà huy giáp

1.250.000 đ

1 tuần trước Quận 12

chó peru không lông đực freeship tphcm

850.000 đ

1 tuần trước Quận 7

2 bé không lông 1 đực 1 cái

2.300.000 đ

2 tuần trước Huyện Châu Thành

Chó nhà đẻ,giống mexico không lông

1.000.000 đ

2 tuần trước Quận Gò Vấp

Chó không lông

3.000.000 đ

1 tháng trước Thành phố Thủ Đức

Chó không lông

3.000.000 đ

1 tháng trước Thành phố Thủ Đức

Chó không lông khi poodle

300.000 đ

2 tháng trước Thành phố Qui Nhơn

Ngoài ra, nếu bạn muốn bán các giống chó không lông thì đây cũng cúng là cầu nối tuyệt vời cho bạn với các khách hàng tiềm năng. Không những thế, tại Laohac.vn Thú Cưng có rất nhiều tin đăng mua bán chó cảnh giá rẻ đa dạng phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi người. Bạn có thể ghé xem qua để chọn mua cho mình một bé cún phù hợp nhé.

Với những chia sẻ vừa rồi mong rằng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về chó không lông, một giống chó rất đặc biệt. Nếu đang sở hữu hoặc có sự định nuôi một chú chó không lông, hy vọng bạn có nhiều thời gian để yêu thương và chăm sóc chúng khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

Trải nghiệm mua bán chó cảnh nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Laohac.vn

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/cho-khong-long.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *