Có nên nuôi chung 2 cá rồng? Cách kiến tạo bể nuôi 2 cá rồng

Cá rồng là loài cá phong thủy vừa đẹp vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt. Có nhiều người muốn nuôi chung 2 cá rồng trong một bể, nhưng có nên như vậy hay không? Và làm sao để nuôi chung 2 cá rồng? Hãy cùng Laohac.vn thú cưng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây.

Cá rồng là giống cá phong thủy cực kỳ đẹp, có ý nghĩa và cũng rất đắt đỏ, nhất là với những giống đẹp, hiếm có. Thông thường, các hộ gia đình nuôi làm cảnh sẽ chỉ nuôi một cá thể trong một bể. Các trại cá giống thì sẽ nuôi nhiều cá thể chung một bể. Tuy nhiên, cũng có nhiều người muốn nuôi chung 2 cá rồng trong một bể. Vậy có nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể hay không? Hãy cùng tìm hiểu về tập tính của loài cá này để đưa ra quyết định phù hợp cho mình.

nuoi-ca-rong-sinh san-1

Có nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể

Đặc tính của cá rồng

Có thể bạn đã nghe nói, cá rồng chính là loài độc tôn lãnh địa, có tính hiếu thắng, bản năng của chúng là phải có lãnh địa riêng cho mình và bảo vệ khu vực đó. Chính vì thế, người ta chỉ thường nuôi mỗi cá thể trong một bể cá riêng biệt. Như vậy, về lý thuyết thì bạn không nên nuôi chung 2 cá rồng trong một bể. Nếu muốn nuôi một bể cá rồng chung như vậy, bạn cần nuôi từ 5 con cá rồng trở lên trong một bể lớn. Nếu sống trong một môi trường tập thể đông như vậy, tính tình của cá rồng mới trở nên ôn nhu, lành tính hơn.

Rất nhiều gia đình cảm thấy chỉ thả duy nhất một chú cá rồng trong bể sẽ rất đơn điệu, tuy nhiên lại chưa đủ kinh phí để nuôi hẳn một bể lớn từ 5 cá thể trở lên, vậy, liệu có giải pháp nào khác để nuôi chung 2 cá rồng trong một bể cá hay không? Trên thực tế là sẽ có giải pháp, hãy cùng tham khảo gợi ý dưới đây.

Cá Rồng quý hiếm, giá hời đang được rao bán trên Laohac.vn!

 

Hướng dẫn cách nuôi chung 2 cá rồng

Cách kiến tạo một bể cá rồng sinh động

Nếu bạn vẫn nhất quyết muốn nuôi chung 2 cá rồng thì sẽ buộc phải thiết kế một bể cá cộng đồng, tức là ngoài 2 cá thể cá rồng, bạn cần thả thêm những loài cá khác trong bể. Và đặc biệt, một trong hai con cá rồng phải có một con thuộc loại Ngân Long. 

Loài cá rồng Ngân Long có vẻ ngoài khá hung dữ, tuy nhiên tính tình chúng lại là loài ôn nhu, hiền lành nhất trong số các loại cá rồng. Khi nuôi chung với một cá thể cá rồng khác, chúng sẽ ít có mong muốn tranh giành, đánh nhau vì lãnh thổ hơn. Do đó, chúng thích hợp để nuôi ghép trong hồ có 2 cá thể cá rồng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ đánh nhau, mà số lần đánh nhau sẽ ít hơn, và càng ngày càng giảm xuống khi 2 con cá rồng đã quen với môi trường sống.

Bên cạnh việc nuôi chung 2 cá rồng trong một bể, bạn cần tìm thêm một số loài cá có kích thước cơ thể tương đương hoặc nhỏ hơn cá rồng một chút, có chung đặc tính về môi trường sống, tính cách để thả chung vào bể. Chúng ta hãy cùng phân tích một chút về điều kiện môi trường sống của loài cá rồng để chọn ra loài cá thả chung khác phù hợp.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Cần phải lưu ý kỹ khi muốn nuôi chung 2 hoặc nhiều cá rồng chung 1 bể

|| Có thể bạn chưa biết:
1
. 5 loại cá có thể nuôi chung với cá Rồng
2. Giải Mã: Cá Rồng highback là gì?

Điều kiện môi trường bể nuôi cá rồng

  • Kích thước bể cá: Cá rồng thích bơi ở tầng nước trên cùng nên bể thả cá không cần quá sâu. Tuy nhiên, vì chúng ta cần nuôi ghép với loài cá khác nên bạn cần có một bể cá kích thước dài x rộng x sâu từ 180cm x 60cm x 45cm trở lên. 
  • Trang bị cần có trong bể cá: Hệ thống lọc nước, sục khí là cần thiết khi bạn muốn nuôi chung 2 cá rồng và loài cá khác trong cùng một bể. Một bể cá cộng đồng nhiều khi sẽ khiến nước bể nhanh bị ô nhiễm hơn, và nếu có xảy ra xung đột, đánh nhau, để tránh cá rồng bị nhiễm bệnh từ môi trường, chúng ta cần đảm bảo nguồn nước phải sạch sẽ. Lọc nước, sục khí chính là thiết bị rất quan trọng.

Bên cạnh đó, trong bể nên có một số tiểu cảnh như hốc đá, mỏm đá để chúng có không gian để bơi lượn quanh, hoặc ẩn nấp khi cần thiết. 

  • Vị trí đặt bể cá: Bể nuôi cá cần được đặt ở nơi ít người đi qua lại, tránh trường hợp cá bị kích động, bị stress, sẽ dễ dẫn tới đánh nhau. Cá rồng có đặc điểm là hợp ánh sáng mặt trời tự nhiên, vì thế nên đặt ở vị trí có ánh sáng buổi sáng, buổi chiều. Khi trời tối nếu tắt đèn hồ nước thì bạn cần bật đèn phòng trước vài phút rồi tắt, không nên tắt đèn hồ đột ngột chúng dễ đánh nhau. Khi thả chung với loài cá khác vào bể, bạn cũng cần chọn giống cá có chung đặc tính ưa ánh sáng này.
  • Nước hồ nuôi: Nhiệt độ nước nuôi cá rồng trong khoảng từ 28 đến 32 độ C, độ pH là 6.5 đến 7.5 là được. Khi chọn cá thả chung với 2 con cá rồng, bạn cũng cần xem xét xem loài cá đó có thích nghi được với điều kiện môi trường nước như vậy hay không.
nuoi-chung-2-ca-rong-3

Có thể nuôi thêm một số giống cá khác để bể cá thêm sinh động

Căn cứ vào tất cả những điều kiện này, có thể chọn ra một số loại cá thích hợp để thả vào bể nuôi chung 2 cá rồng đó là: Cá hồng két, cá phát tài, cá tai tượng, cá sấu hỏa tiễn, cá hồng kỳ phát tài, cá hoàng bảo yến, cá kim sơn, cá hải tượng, cá phi phụng,… Lưu ý, khi thả xen kẽ những loài cá này, bạn cũng nên thả chúng theo đàn bởi đa phần các loài này đều là loài sống bầy đàn.

Tổng kết lại, cách tốt nhất là bạn nên nuôi mỗi một bể một chú cá rồng, nếu có điều kiện hẳn thì bạn hãy nuôi một bể lớn từ 5 con cá rồng trở lên. Còn nếu muốn nuôi chung 2 cá rồng thì một trong 2 con cá rồng phải là giống Ngân Long, đồng thời nuôi thả chung với một số loài cá khác nữa để tạo nên một bể cá cộng đồng.

Trải nghiệm mua bán thú cưng nhanh chóng, tiện lợi, chất lượng tại Laohac.vn

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/nuoi-chung-2-ca-rong.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *