Đừng vội nuôi gà trên sân thượng nếu chưa đọc bài chia sẻ tâm đắc này

Là một trong những mô hình chăn nuôi hộ gia đình đang thịnh hành thời gian gần đây, nuôi gà trên sân thượng có nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy mô hình này là gì? Có những đặc điểm nào? Ưu và nhược điểm của mô hình này là gì? Hãy cùng Laohac.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Có nên nuôi gà trên sân thượng?

Câu hỏi đầu tiên khi người ta biết đến mô hình này là có nên nuôi gà trên sân thượng hay không? Có thể nói mô hình nuôi gà ở trên sân thượng của hộ gia đình đáp ứng được xu hướng tự cung thực phẩm sạch cho hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình ở thành phố. 

nuôi gà trên sân thượng
Nuôi gà trên sân thượng là mô hình phổ biến ngày nay tại các đô thị

Vì vậy, nếu như bạn ở các khu đô thị, không có nhiều diện tích chăn nuôi như ở nông thôn thì nuôi gà trên sân thượng là một sự lựa chọn khá đáng để lưu ý. Tất nhiên khi lựa chọn mô hình chăn nuôi này, cũng có một số khó khăn và những lưu ý từ những yếu tố bên ngoài như vấn đề ảnh hưởng đến hàng xóm, vấn đề vệ sinh…

Để quyết định, hãy cân nhắc và xem xét các lợi ích, ưu điểm cũng như khó khăn và nhược điểm của việc nuôi gà ở sân thượng.

Ưu điểm của nuôi gà trên sân thượng

Hãy cùng điểm qua một số lợi ích của mô hình nuôi gà trên sân thượng dưới đây:

  • Nuôi gà ở sân thượng giúp sân thượng tiết kiệm và tận dụng được không gian bị bỏ trống.
  • Cung cấp nguồn thức ăn sạch, cụ thể là thịt gà sạch cho mỗi bữa ăn của gia đình.
  • Việc nuôi gà khá gọn, không chiếm nhiều diện tích sân thượng.
  • Có thể tận dụng các thức ăn thừa như rau xanh, cơm, gạo,… cho gà ăn.
  • Nuôi gà kết hợp trồng rau sạch tại nhà rất tốt, bởi chất thải của gà có thể dùng làm phân bón cho rau.

Khó khăn và nhược điểm của nuôi gà trên sân thượng

Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc nuôi gà ở sân thượng hộ gia đình cũng vẫn có những khó khăn nhất định và nhược điểm cần xem xét. Cụ thể là:

  • Không nuôi được gà số lượng lớn. Diện tích sân thượng nhỏ, vì vậy các hộ gia đình chỉ nuôi gà được số lượng ít.
  • Nuôi gà ở sân thượng, trong không gian nhỏ và nhốt gà hay không để gà tự do di chuyển cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt của gà. Thịt gà nuôi trong không gian nhỏ thường không ngon bằng thịt gà nuôi thả ở sân vườn.
  • Gà nuôi dễ bị nhiễm bệnh nếu không được tiêm phòng đầy đủ, và khi bị nhiễm bệnh sẽ dễ lây nhiễm trong đàn với nhau.
  • Có thể ảnh hưởng đến hàng xóm nếu không chú ý vệ sinh chuồng gà và giữ cho chuồng được sạch sẽ.

Cách nuôi gà trên sân thượng “chuẩn bài”

Sau khi đã cân nhắc và quyết định nuôi gà trên sân thượng, hãy cùng Laohac.vn tham khảo những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng tâm đắc dưới đây.

Chuẩn bị chuồng để nuôi gà

Việc đầu tiên khi xây dựng mô hình này là bạn cần chuẩn bị chuồng để nuôi gà. Bởi nếu không có chuồng mà nuôi thả gà trên sân thượng, chúng sẽ bay nhảy lung tung, rất khó kiểm soát, chưa kể tình trạng nhảy sang nhà bên cạnh hoặc rơi xuống đất.

nuôi gà trên sân thượng
Có thể làm chuồng nuôi gà bằng thép gọn nhẹ

Đối với việc nuôi trên sân thượng, loại chuồng gà thường được lựa chọn là chuồng lười có sàn cao. Bên cạnh đó, chuồng cần có thêm lớp đệm sinh học ở bên dưới lớp nền của chuồng. Hoặc một cách nuôi gà trên sân thượng không hôi đó là nuôi trên cát. Cát có thể giúp giảm mùi hôi từ phân và nước tiểu của gà.

Làm chuồng gà trên sân thượng cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Thông thường, người ta sử dụng lưới quây quanh khung gỗ để làm chuồng gà. Hoặc một cách khác là làm chuồng thép chắc chắn và gọn nhẹ. Ngoài ra, nên chia ô trong chuồng để nuôi gà, mỗi ô chứa khoảng 1 đến 2 con để đảm bảo vệ sinh của chuồng, đồng thời cung cấp đều và đủ lượng thức ăn cho gà.

Bên cạnh đó, cần để ra 1 đến 2 ô trống trong chuồng để chứa những con gà bị nhiễm bệnh, tránh tình trạng lây bệnh cho nhau. Bên cạnh đó, việc không nuôi nhiều gà trong cùng một ô sẽ giúp tránh được tình trạng gà mổ lông, đánh nhau do sống trong môi trường hẹp.

Lựa chọn vị trí đặt chuồng nuôi gà

Mỗi ngôi nhà sẽ có một sân thượng với diện tích khác nhau. Việc đặt chuồng nuôi gà cần lựa chọn vị trí phù hợp để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, một số chú ý khi lựa chọn vị trí đặt chuồng gà gồm:

  • Nên đặt chuồng ở vị trí ít có gió thổi quá trực tiếp. Bởi nếu gió thổi qua chuồng gà sẽ khiến mùi hôi từ các chất thải của gà lan sang các nhà bên cạnh và lan xuống nhà người nuôi.
  • Chú ý luôn giữ môi trường nuôi gà được thông thoáng, thường xuyên vệ sinh chuồng gà sạch sẽ.

Cách sử dụng đệm lót sinh học cho chuồng nuôi gà trên sân thượng

Đệm lót sinh học là công cụ quan trọng để giảm thiểu, hạn chế mùi hôi từ các chất thải khi nuôi gà. Đệm lót sinh học dùng để hứng phân, nước tiểu của gà. Vật dụng này có tác dụng to lớn trong việc giữ vệ sinh chuồng gà, tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn, đồng thời khử mùi rất tốt.

Để làm lớp đệm lót sinh học cho chuồng gà của mình, bạn có thể sử dụng mùn cưa hoặc vỏ trấu, sau đó rắc men vi sinh ủ đệm. Lớp đệm sẽ được khử mùi và có khả năng loại trừ mùi hôi của chất thải do gà thải ra.

Một số chú ý khi nuôi gà trên sân thượng

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi nuôi gà tại sân thượng:

  • Tiêm phòng cho gà thường xuyên: Để gà khoẻ mạnh và phát triển bình thường thì người nuôi cần lưu ý cho gà tiêm ngừa các bệnh thường gặp ở gà.
  • Chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên không chỉ để giảm thiểu mùi hôi từ chất thải, mà còn giúp chuồng trại sạch sẽ. Điều này sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gà nhiễm bệnh, giúp gà phát triển khoẻ mạnh. Chuồng trại sạch sẽ còn giúp giảm bớt mùi hôi, không làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
  • Cần lựa chọn thức ăn phù hợp để cho gà ăn.
  • Trồng thêm rau xanh, vừa giúp thanh lọc không khí, khử mùi, lại còn tận dụng được chất thải của gà làm phân bón.
  • Chú ý đến hàng xóm của mình, tránh để ảnh hưởng đến những nhà xung quanh bởi việc gà thường gáy vào sáng sớm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm.
nuôi gà trên sân thượng
Có thể trồng thêm rau khi nuôi gà trên sân thượng

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà trên sân thượng

Thức ăn hữu cơ cho gà

Khi gà con được 14 tuần tuổi, bạn sẽ cần bắt đầu cho chúng ăn một chế độ ăn giàu canxi với 18 đến 20% protein. Nếu không có canxi, trứng của gà mái đẻ sẽ mềm và biến dạng và thiếu hàng rào bảo vệ an toàn cho chúng. 

Khi những con non của bạn đủ lớn để bắt đầu đẻ trứng, hãy đảm bảo thức ăn của chúng có 3 đến 5% canxi. 

Chế độ dinh dưỡng của gà thịt

Nếu gà bạn nuôi đang đến độ lớn nhanh, hãy chọn thức ăn có hàm lượng protein cao từ 20 đến 22%. Protein này sẽ giữ cho chúng phát triển ổn định cho đến khi chúng đạt kích thước và độ tuổi để đưa ra thị trường. 

Chọn thức ăn cho phép gà thịt của bạn phát triển khỏe mạnh, nhưng hãy nhớ rằng cho ăn nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt.

Các loại thức ăn vụn và hạt cho gà

Vì gà không có răng nên chúng dựa vào chất cặn bã tích trữ trong thức ăn của chúng để giúp chúng nghiền nhỏ thức ăn cứng. Để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của gà được khỏe mạnh, cần cho gà ăn thức ăn vụn. 

Hầu hết thức ăn vụn mua ở cửa hàng đều được làm từ vỏ hàu, nhưng bạn có thể tự chế biến vụn bằng vỏ trứng nướng. Bên cạnh đó, gà cũng rất thích ăn hạt ngô kết hợp với các loại hạt khác.

Trên đây là bài tổng hợp thông tin về nuôi gà trên sân thượng mà Laohac.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu có nhu cầu mua gà giống nhưng chưa tìm được nơi bán uy tín, bạn có thể tham khảo chuyên trang mua bán gà của Laohac.vn – nơi có rất nhiều địa chỉ mua bán gà giống uy tín, chất lượng. 

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/nuoi-ga-tren-san-thuong.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *