Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản đúng cách, dễ thực hiện

Việc nuôi dưỡng chim cu gáy là vô cùng phức tạp, đặc biệt là trong mùa sinh sản. Nắm được kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản một cách chi tiết sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, đồng thời cũng nâng cao tỷ lệ sống sót của con non nhiều hơn. 

Chim cu gáy non nuôi bao lâu thì sinh sản?

Tùy theo mỗi giống loài và tốc độ phát triển của chim dựa vào điều kiện nuôi của chủ mà mỗi chim cu gáy sẽ có thời điểm sẵn sàng để sinh sản khác nhau. 

Thật khó để trả lời cụ thể rằng cu gáy non nuôi bao lâu thì sinh sản, tuy nhiên thông thường chim non nuôi từ 10 tháng đến 1 năm rưỡi là có thể đẻ được. Tốt nhất nên để chim non trưởng thành ít nhất 1 tuổi sẽ là thời điểm tốt nhất và hiệu quả nhất. 

nuôi cu gáy sinh sản
Nên để cu gáy trưởng thành ít nhất 1 năm tuổi rồi mới bắt đầu phối giống sinh sản

Khi chim đủ tuổi, hãy chọn người bạn đời cho chúng bằng cách cho chúng “làm quen” trước khi tiến hàng giao phối. Nên nhốt chúng ở 2 lồng khác nhau một thời gian trước, sau đó mới nhốt chung để tránh tình trạng đá nhau. 

Cách nuôi cu gáy sinh sản

Nuôi cu gáy đẻ như thế nào? hay cách nuôi cu gáy sinh sản? có lẽ là những cụm từ được tìm thường xuyên và quan tâm nhiều nhất. Nuôi cu gáy sinh sản vốn dĩ vô cùng phức tạp và khó khăn, bởi vì đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với chim cu gáy. Nếu có bất kỳ vấn đề gì tác động, chim mái đều có thể bỏ tổ và không ấp nữa. 

Có hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này mà bạn không thể bỏ qua:

Cách làm chuồng nuôi cu gáy sinh sản

Để chim mẹ và chim bố có thể yên tâm phối giống và cùng chăm sóc con non từ giai đoạn ấp trứng, thì việc đóng một chiếc chuồng chắc chắn và phù hợp là vô cùng quan trọng. Có 2 lưu ý lớn trong cách làm chuồng nuôi cu gáy sinh sản đó là độ lớn và độ cao của chuồng. 

Để cu gáy có thể sống một cách thoải mái, chiếc chuồng cần phải đặc biệt vừa rộng vừa cao, mỗi ngăn chuồng cũng chỉ có thể nuôi 1 cặp mà không được trộn lẫn vào nhau.

nuôi cu gáy sinh sản
Chuồng nuôi cu gáy sinh sản cần cao, to, thoải mái cùng kẽm gai chắc chắn

Bên cạnh đó, do cu gáy là một loài chim khá nhát và nhạy cảm, để đề phòng sự phá hoại từ chuột, mèo và một số loài vật khác, cần phải đóng chuồng bằng lưới kẽm gai chắc chắn và cách mặt đất ít nhất 1 thước. Bởi vì việc cu gáy bị làm phiền bởi lũ mèo có thể làm chim mái không đẻ được nữa và dẫn đến vô sinh về sau.

Về kích thước, cần phải xây dựng chuồng với chiều rộng ít nhất từ 5 đến 7 tấc, chiều cao phải từ 8 tấc đến một thước để đảm bảo chim có thể tự do vận động và làm tổ. 

Thông thường, tổ càng cao, cu gáy sẽ càng thích, do đó nếu đặt tổ đủ cao, sẽ làm cặp đôi cu gáy thích thú và lanh lợi hơn nhiều so với việc đặt lồng thấp dễ làm chúng e ngại xung quanh. 

Thức ăn cho cu gáy sinh sản gồm những gì?

Trong suốt thời kỳ sinh sản, cu gáy thường thích ăn thóc và đây cũng là thức ăn chính của chúng. Tuy nhiên, để cân bằng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe, bạn cũng có thể cho chim mái ăn thêm các món như vừng, lạc, hạt cải ngọt. 

nuôi cu gáy sinh sản
Thức ăn cho cu gáy sinh sản thường là hạt kê giàu dinh dưỡng

Bên cạnh đó, do trong quá trình sinh sản cu gáy thường mất rất nhiều khoáng chất, nên ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn, bạn cũng nên bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết bằng cách cho muối vào đồ uống của chúng. 

Ngoài ra, một số người chơi chim cu gáy chuyên nghiệp cũng thường nuôi cu gáy sinh sản bằng cách cho chúng ăn cỏ thái – một loại hạt kê được nhập khẩu từ Thái Lan. 

Loại cỏ Thái này mang rất nhiều các dưỡng chất cần thiết như đường, omega, canxi, protein,… Không chỉ có tác dụng hồi phục sức khỏe mà còn  giúp tăng đề kháng khá tốt. 

Đặc biệt, cỏ Thái còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, dịch bệnh và cảm cúm hiệu quả. Giúp chim cu gáy không bị tụt lửa sau quá trình sinh sản và mượt lông hơn. 

Nuôi chim cu gáy sinh sản giai đoạn ấp trứng

Vậy chim cu gáy ấp bao nhiêu ngày thì nở? Thông thường, sau khi giao phối từ 5 đến 7 ngày, chim mái sẽ bắt đầu đẻ và ấp trứng. Hai chim mái và trống sẽ thường xuyên thay phiên nhau ấp trứng trong khoảng từ 15 ngày cho đến trứng nở ra chim non. 

Khi ấp, nên lưu ý các vấn đề về chuồng ấp và môi trường xung quanh không quá nóng và không quá lạnh, nhiệt độ thất thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng. Có thể mở thêm đèn để sưởi ấm cả trứng và bố mẹ vì cu gáy vốn sợ lạnh. 

Nếu trứng không nở hoặc chim không ấp, nên kiểm tra lại trứng có gặp vấn đề gì hay lồng có bị các tác nhân bên ngoài tác động đến chim mái hay không. 

Một số khó khăn khi nuôi cu gáy sinh sản

Chọn sai giống cu gáy

Bao gồm cả việc lựa chọn giống không tốt và chọn những giống cu gáy không được ưa chuộng. 

Giống không tốt ở đây có thể do chim giống thường xuyên đau yếu, bệnh tật, hoặc chúng có bộ lông không đẹp, đều màu và bóng mượt. Việc lựa chọn giống không tốt có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản về sau như con mái sẽ khó sinh, đẻ trứng không đều. Đối với con trống có thể dẫn đến việc trứng không nở, trứng trống. 

Đối với việc phối giống ra những loại không được ưa chuộng, có thể hiểu, do số lượng chim cu gáy ngày nay là vô cùng lớn, mỗi vùng miền sẽ có “khẩu vị” yêu thích chim cu gáy khác nhau. Do đó, bạn cần tuyển chọn cẩn thận mẫu phim giống phù hợp với sở thích của phân khúc khách hàng của bạn.  

Ghép đôi cu gáy không thành công

Cu gáy là một loài nhạy cảm, chúng cũng không dễ để chấp nhận “người bạn đời” của mình. Vì vậy, cần phải hết sức cẩn thận và quan sát tốc độ phát triển của chúng, phòng ngừa các trường hợp đôi trống – mái đá nhau. 

Trong trường hợp đó, việc bạn cần làm chính là tách chúng ra ngay lập tức và để chúng làm quen lại từ đầu. 

Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp của việc ghép đôi không thành công như ghép đôi cận huyết (chim trống – mái) cùng một cha mẹ; trống mái không ưa nhau hoặc không chấp nhận lẫn nhau. 

Đối với trường hợp này, bạn có thể suy xét đến việc phối một cặp khác để tránh mất thời gian và tai nạn cho hai chú chim. 

Thời điểm ấp trứng 

Bình thường sau khi đẻ từ 1-2 trứng là kết thúc một lứa, chim bố và mẹ sẽ bắt đầu thay phiên nhau ấp trứng. Phần lớn thời gian sẽ là chim mái, nhưng chim trống sẽ vào ấp khi chim mái ra ngoài ăn. 

Tuy nhiên, không phải chú chim bố nào cũng ngoan ngoãn phụ giúp người bạn đời của mình. Do đó bạn cần phải thường xuyên quan sát để xử lý kịp thời.

Trong thời gian ấp trứng, nếu chuồng thường xuyên gặp nhiều sự quấy rối từ bên ngoài, cũng có thể làm chim mẹ bỏ tổ và không ấp trứng nữa. Có thể kể đến như việc chuột thường xuyên đến phá tổ và tìm cách cướp trứng nếu đánh hơi được. 

Do đó ngoài việc xây chuồng kiên cố và cao lên, bạn cũng nên tìm một số biện pháp bắt và đuổi chuột, côn trùng khác.

Thời gian “thu hoạch” quá lâu 

Thông thường sẽ mất khoảng 15 ngày để trứng nở và chim gáy bố mẹ sẽ đẻ lứa tiếp theo trong 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau. Với tốc độ này nếu không muốn gián đoạn chu trình đẻ của cu gáy, bạn cần tách chúng ra khỏi con để bắt đầu quy trình đẻ mới. 

Vì vậy, một mẹo nhỏ mà nhiều người nuôi cu gáy sinh sản thưởng dùng đó là nuôi thêm một vài chim cu gáy nhật để chúng phụ trách việc ấp và nuôi con non cho chim cu gáy. Nếu áp dụng hợp lý chu trình này, có thể tăng năng suất của chim cu gáy lên gấp 3 lần mỗi tháng. 

Qua bài viết có thể thấy, nuôi cu gáy sinh sản là một việc vô cùng phức tạp, tuy nhiên mỗi khó khăn đều có thể vượt qua nếu mỗi chúng ta biết kiên trì và nỗ lực học hỏi. Hy vọng các thông tin mà Laohac.vn đã chia sẻ bên trên sẽ hữu ích cho bạn!

Xem thêm các tin đăng mua bán chim cu gáy Hà Nội tại đây:

Đôi cu gáy sinh sản

900.000 đ

19 phút trước Huyện Chương Mỹ

chim cu gáy

130.000 đ

3 giờ trước Huyện Đông Anh

Chim cu gáy

300.000 đ

5 giờ trước Quận Hà Đông

nhà nuôi đẻ nở một em gáy pháp trắng cần bán

50.000 đ

5 giờ trước Quận Hoàng Mai

Ngoài ra nếu có bất kỳ nhu cầu mua bán chim cảnh, đặc biệt là mua bán chim cu gáy thì hãy liên hệ ngay các nhà bán trên Chợ tốt nhé! 

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/nuoi-cu-gay-sinh-san.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *