Tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu khiến chào mào bị ủ rũ

Chào mào bị ủ rũ là do những nguyên nhân gì gây nên và cách điều trị như thế nào? Chim chào mào là một giống chim tự nhiên phổ biến ở châu Á. Vì là một loài chim sống ngoài tự nhiên cùng đồng thời, khí hậu Việt Nam là điều kiện cho chim phát triển tốt nên chim chào mào được nhiều người chơi chim yêu thích. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chào mào sẽ không tránh khỏi một số bệnh như mệt mỏi và ủ rũ.

Nguyên nhân khiến chào mào bị ủ rũ

Chào mào ủ rũ do nhiễm lạnh

Chào mào bị ủ rũ
Chào mào bị ủ rũ do nhiễm lạnh

Chào mào ủ rũ do nhiễm lạnh chủ yếu xảy ra khi người nuôi đang ở khu vực miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Đồng thời, thời tiết khi chim ủ rũ đang vào thu, đông hoặc đầu xuân. Đặc điểm nhiệt độ lúc này là có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm. 

Chào mào là giống chim rừng, dễ dàng thích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, khi chim được nuôi trong lồng ít vận động, được tiếp xúc với môi trường sống lý tưởng ngay từ khi mới nở sẽ có năng lực thích ứng với yếu tố thời tiết biến đổi kém hơn.

Do vậy, chim dễ mắc các bệnh về hô hấp thông thường như cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản… dẫn đến tình trạng ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn. Để điều trị bệnh, người nuôi có thể cho chim ăn chuối tiêu chín nướng ấm và ép nhuyễn. Trước khi cho ăn có thể nhỏ vài giọt rượu nho vào chuối. 

Đối với nước uống để làm ấm cơ thể, người nuôi có thể cho một chút đường trắng hoặc một chút mật ong vào nước uống cho chim. Lưu ý, hệ tiêu hóa của chim nhốt lồng không được tốt như chim tự nhiên nên nước uống nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc ấm.

Chào mào bị ủ rũ do thay đổi môi trường sống

Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến tâm trạng bên trong và trạng thái biểu hiện bên ngoài của chim. Chim từ trường nuôi chuyển về nhà, được bắt từ ngoài tự nhiên đưa vào lồng hay được chuyển từ nhà này đến nhà khác, thay đổi lồng, thay đổi vị trí treo đều có thể khiến chim “xuống tâm trạng”. 

Biểu hiện của chim chào mào bị ủ rũ do thay đổi môi trường sống là chim ít vận động, nằm thu mình, thỉnh thoảng nhìn ngó xung quanh, cảnh giác với chuyển động của con người và mọi vật. Sức ăn của chim không quá nhiều nhưng sẽ không bỏ ăn. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết khi chim đã làm quen được với môi trường mới.

Để chim có thể nhanh chóng hòa nhập bạn nên ở bên cạnh trò chuyện với chim thật nhiều, đưa chim đi tắm nắng tự nhiên và cho chim ăn hoa quả mọng như chuối, cam – món ăn yêu thích của chào mào để thêm sức đề kháng. 

Chào mào bị ủ rũ do căng thẳng

Chào mào bị ủ rũ
Chào mào ủ rũ do căng thẳng

Chim không phải là loài động vật dễ dính người như chó mèo, động vật cảnh không nuôi nhốt khách. Người nuôi có thể sẽ mất hàng tháng trời bên cạnh liên tục để chim có thể làm quen, có cảm giác an toàn và gần gũi. 

Do vậy, bất cứ hành động vờn chim nào đến từ người lạ, trẻ con hay động vật chó mèo dễ dàng khiến chim hoảng loạn, bất an và thu mình thành một khối. Để đảm bảo điều này hạn chế xảy ra, bạn cần treo chim ở vị trí phù hợp, tránh để chim xuống đất thu hút các loài động vật khác.

Một lý do khác có thể khiến chim căng thẳng là do quá trình vận chuyển xa. Chim được chuyển từ vườn nuôi đến nhà, dù có cẩn thận đến mức nào cũng có thể khiến chim bị hoảng. Sự đông đúc của con người, rung lắc của xe và vải trùm tối màu dễ dàng làm chim bị “say xe” ủ rũ..

Chim đang trong quá trình thay lông cũng có thể bị ủ rũ. Chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 âm lịch và thay 1 lần/năm. Thời gian để hoàn thiện quá trình thay và mọc lông mới sẽ kéo dài từ  2 – 3 tháng. Lông bị rỉa nhiều dễ khiến chim bị lạnh. Ngoài ra, chào mào cũng là loài chim “làm điệu”, giai đoạn thay lông là lúc chúng cảm thấy “thiếu sắc” nên thường thu mình, hạn chế khoe sắc.

Chào mào ủ rũ do thức ăn không phù hợp

Thức ăn yêu thích hàng đầu của chim chào mào đó là quả mọng chín. Những loại quả như cam, chuối, hồng, đu đủ, thanh long và một lượng nhỏ ớt tươi. Khi người nuôi cắt hoàn toàn nguồn thức ăn quả mọng và chuyển thành cám ăn, dù là cám chuyên dùng cũng có thể khiến chim ủ rũ.

Biểu hiện chào mào bị ủ rũ do thức ăn có thể vì chúng thật sự không thích loại cám này. Hoặc nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn là cơ thể chim hiện đang bài xích sự thay đổi dinh dưỡng đột ngột này.

Để chim có thể làm quen dần với cám chim, người nuôi cần cho chim ăn một chút cám trước. Khi chim đã ăn được hết thì cho vào đó thêm quả mọng để chim rỉa. Tỷ trọng về cám và hoa quả tươi nên được điều chỉnh một cách từ từ để chim được làm quen.

Chào mào bị rù

Chào mào bị ủ rũ
Chào mào bị ủ rũ do bệnh

Chào mào bị rù có biểu hiện giống với bệnh Newcastle diễn ra trên gà. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm thời tiết chuyển lạnh, khô vào mùa đông hay thời tiết thất thường vào mùa xuân.

Bệnh do virus gây nên, tấn công vào hệ hô hấp, tiêu hóa và hệ thần kinh của chim. Bên cạnh ủ rũ, chim sẽ có những biểu hiện như đầu ngửa ra rau, không mổ trúng thức ăn, chân lạnh, khò khè, chảy nước mũi, sốt cao…

Bệnh rù ở chào mào hay ở loài chim, loài gia cầm nói chung chưa có cách điều trị bằng thuốc hay vacxin. Để hạn chế tối đa được bệnh, người nuôi thường nhỏ vacxin phòng bệnh và chú ý về chế độ ăn uống, tắm nắng và nuôi nhốt.

Chào mào bị ủ rũ do nhiễm bệnh Psittacosis

Psittacosis hay còn được gọi là bệnh sốt vẹt, Chlamydiosis, Ornithosis. Bệnh này rất khó để tự chẩn đoán tại nhà vì là căn bệnh bí ẩn, không theo bệnh của các loài chim điển hình.

Bệnh hiện đang ảnh hưởng đến hơn 400 loài chim tự nhiên và nuôi lồng hiện nay trên toàn thế giới. Một số loài động vật có vú cũng là đối tượng nhiễm bệnh. Psittacosis khiến chào mào bị ủ rũ chủ yếu là do vi khuẩn Chlamydophila psittaci, Chlamydophila gallinacea hoặc Chlamydophila avium gây nên. Điểm đáng lưu ý là bệnh có thể truyền từ chim sang người.

Biểu hiện của bệnh trên chào mào diễn biến nhanh, có thể chỉ trong vòng nửa ngày. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện lông tơ, mắt lờ đờ, khép hờ, chim xuất hiện triệu chứng về đường hô hấp, có thể bị tiêu chảy và phân màu xanh lục nhạt.

Bệnh Psittacosis có diễn biến nhanh và nguy hiểm. Do vậy, cách chữa chào mào ủ rũ khi nghi ngờ chim nhiễm Psittacosis, người nuôi cần tự phòng hộ cho bản thân bằng khẩu trang và găng tay. Sau đó đưa chim đến bệnh viện thú y để được chữa trị. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện các bước kiểm tra để xác định phương án điều trị tốt nhất.

Cách chữa trị và phòng bệnh bổ sung cho chào mào bị ủ rũ

Bên cạnh những phương án điều trị chào mào ủ rũ ở trên, người nuôi cần biết một số cách hỗ trợ điều trị và phòng bệnh có thể dùng chung cho mọi nguyên nhân gây bệnh như:

  • Nhỏ vào nước uống của chim một chút đường hoặc mật ong để chim nhanh chóng lấy lại độ ấm cho cơ thể.
  • Cho chim ăn quả mọng, giàu vitamin C và A như cam, đu đủ. Đây cũng là loại thức ăn giúp chim tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Trong những ngày giá rét, người nuôi cần đưa chim vào khu vực kín gió, thắp đèn sưởi ấm như đèn dây tóc, đèn hồng ngoại cho chim. Đèn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, giúp chim được thoải mái và ấm áp hơn.
  • Khi chim bị nhiễm bệnh, người nuôi có thể đưa đến bệnh viện thú y để được tư vấn chi tiết. Trong quá trình di chuyển, người nuôi cần đảm bảo chuồng được phủ vải phía ngoài lồng để tránh gió và giúp chim ổn định tâm trạng.

Laohac.vn đã giúp người nuôi liệt kê những nguyên nhân khiến chào mào bị ủ rũ và cách phòng, chữa trị kịp thời. Chơi chim hay thuần hóa chim từ trước đến nay không phải một việc dễ dàng. Thú vui này cần có thời gian lâu dài để đôi bên có thể làm quen thân thiết. Và nếu bạn có nhu cầu mua bán chim cảnh, hãy đến với Laohac.vn để lựa chọn được những chú chim đẹp nhất.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/chao-mao-bi-u-ru.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *