Viêm khớp: Triệu chứng và cách điều trị

Là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp xương, viêm khớp là bệnh lý phổ biến và thường xuyên mắc phải trong phần cơ xương khớp. Các nhiều loại viêm khớp khác nhau như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối viêm khớp bàn tay – cổ tay, khớp háng… Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này nhé.

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là một thuật ngữ chung, dùng để chỉ tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. 

Vị trí viêm chủ yếu là ở phần sụn khớp. Các khớp trên cơ thể đều có thể bị viêm. Tuy nhiên, vị trí thường bị nhất là viêm khớp ngón tay, bàn tay, cột sống, đầu gối và khớp hông. Người ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi) dễ mắc các bệnh liên quan đến viêm khớp. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ trẻ hoá của căn bệnh này đang dần một gia tăng, do áp lực cuộc sống, làm việc sai tư thế…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp

Bạn nên sắp xếp thời gian đi thăm khám tại các chuyên khoa Cơ xương khớp khi nhận thấy các dấu hiệu bên dưới:

  • Đau khớp: Đa số người mắc bệnh sẽ thấy đau nhức khớp nhiều hơn khi hoạt động và giảm bớt khi được nghỉ ngơi. Cơn đau cũng có thể tăng lên do thay đổi thời tiết, tâm trạng tồi tệ hơn.
  • Sưng khớp: Nếu không có bất kỳ một chấn thương nào trước đó, thì sưng khớp có nhiều khả năng là do viêm khớp.
  • Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi lâu ở một vị trí. Sau khi di chuyển hay hoạt động, tình trạng cứng khớp sẽ thuyên giảm. 
  • Nóng và đỏ khớp: Bệnh có thể dẫn đến nóng và đỏ khớp.
  • Mòn khớp: Khi phần sụn khớp bị mòn đi, lớp lót mịn bao phủ khớp sẽ bị mất. Khớp sẽ di chuyển không được trơn tru, có thể cảm nhận hoặc thậm chí nghe thấy âm thanh lạo xạo phía bên trong…

Cách điều trị bệnh viêm khớp

Việc điều trị viêm khớp hầu hết tập trung vào làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng của khớp. Các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ thăm khám và chẩn trị dựa theo tình trạng của từng bệnh nhân, từ đó sẽ ra được phác đồ thích hợp. Thông thường các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc) với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… 
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: bài tập cho xương khớp, tập dáng đi, châm cứu… 
  • Điều trị bằng phương pháp châm cứu, điện kích thích thần kinh qua da
  • Điều trị ngoại khoa: can thiệp phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo, hợp nhất khớp… 

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn cân bằng. Hạn chế dùng các thức ăn giàu purin như bia, thức uống có cồn, cá mòi, cá trích, trứng cá, men bia, thịt, rau đậu, nước thịt, nấm, măng tây, bông cải… gây tình trạng ứ đọng acid uric.

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *