Bệnh Parvo Ở Chó – Cách Nhận Biết – Phòng Ngừa – Điều Trị

Bệnh Parvo ở chó hay còn gọi là bệnh Canine Parvovirus do virus parvo gây ra. Là bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa của chó, cụ thể là dạ dày và đường ruột gây những tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó. Vậy chó mắc bệnh Parvo có những biểu hiện như thế nào? Làm sao để phòng và cách điều trị hiệu quả ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong phòng và trị bệnh cho chó.

Triệu chứng bệnh Parvo ở chó

Bệnh thường xảy ra trên những chú cún con dưới 6 tháng tuổi, biểu hiện bệnh khá giống với các bệnh đường ruột thông thường nên cần phải chú ý quan sát để chủ động chữa trị kịp thời.

  • Biểu hiện ban đầu của chó bị nhiễm virus Parvo là lờ phờ, mệt mỏi. Chó sẽ chỉ muốn nằm lì ở một chỗ, lười hoạt động, tỏ ra yếu ớt rõ rệt và không thèm ăn.
  • Biểu hiện tiếp theo là sốt cao từ 40 – 41°C, có thể có co giật hoặc đi đứng loạng choạng không kiểm soát được.
  • Viêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây các triệu chứng nôn mửa.
  • Chó của bạn đi phân lỏng hoặc nhầy, có thể có máu thì nguy cơ rất cao là đã bị nhiễm bệnh Parvo. Kèm theo tình trạng phân lỏng là khiến chó bị mất nước.

Các phòng bệnh Parvo ở chó

  • Bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị, tiêm vắc-xin là cách duy nhất và cũng hiệu quả nhất để phòng bệnh Parvo ở chó. Khi chó được 5 – 6 tuần tuổi thì tiêm mũi vắc-xin đầu tiên, các mũi tiếp theo cách 2 – 3 tuần 1 mũi. Tiêm ít nhất 3 mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
  • Đảm bảo vệ sinh, tắm rửa thường xuyên và vệ sinh chỗ ở, chuồng trại sạch sẽ cũng là 1 cách hiệu quả để phòng bệnh Parvo. 
  • Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cách điều trị bệnh Parvo ở chó

  • Nếu phát hiện những triệu chứng bệnh tương tư như trên ở chó nhà bạn thì đừng chần chừ mà hãy đưa chó đến ngay cơ sở thú y để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Nhiều trường hợp nghĩ rằng là bệnh đường ruột thông thường nên tự chữa trị tại nhà là rất nguy hiểm cho chó.
  • Để chó tại cơ sở y tế để theo dõi và điều trị trực tiếp đến khi khỏi bệnh, bệnh không có thuốc đặc trị nên cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ và thiết bị y tế để hỗ trợ chữa bệnh giúp chó hồi phục đề kháng kháng lại bệnh.

Trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thì bệnh Parvo ở chó là một trong những bệnh được đánh giá là nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và có thể tái phát bệnh sau khi đã khỏi. Việc tiêm phòng cho chó là cực kì cần thiết! Chúc chú chó nhà bạn luôn luôn khỏe mạnh!

Đánh giá bài viết post