Bệnh Dại Ở Chó – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh

Bệnh dại ở chó là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại có ở ngoài tự nhiên lây nhiễm trực tiếp vào chó hoặc qua các sinh vật trung gian trong hoang dã khác. Thời gian ủ bệnh trong 2 – 8 tuần trước khi phát bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên được xem là một trong những bệnh nguy hiểm. Xem qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh dại dưới đây để có chủ động hơn trong việc phòng ngừa cho chó nhà bạn.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại ở chó

Bệnh dại do Virus bệnh dại gây ra, chúng thường lây từ nước bọt của vật chủ bị nhiễm virus sau đó lây sang bằng đường vết thương hở (thường là cắn).

Virus dại có thể tồn tại trong cơ thể chó từ 2 tuần cho đến 2 tháng và sẽ tiếp tục lây nhiễm cho vật chủ mới nếu bị cắn hoặc lây qua vết thương hở.

Chó tiếp xúc với các động vật hoang dã, xác động vật phân hủy hay môi trường kém vệ sinh sẽ dễ mắc bệnh này.

Biểu hiện và cách nhận biết bệnh dại ở chó

Trong thời gian ủ bệnh chó hầu như không có biểu hiện gì bất thường, các bạn nuôi chó cần phải mang đến cơ sở thú y có đủ các thiết bị y tế để xét nghiệm nếu nghi chó nhà mình bị nhiễm bệnh.

Khi ở giai đoạn phát bệnh thì dấu hiệu bệnh dại ở chó thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồngthể dại câm

  • Khi ở thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, sùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung có khi hàng chục km, bạ gì ăn đấy, có khi nuốt cả vật lạ, những cơn điên như thể nối tiếp; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.
  • Thể bại liệt: Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì – gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Riêng chó con ít khi gặp ở thể dại điên cuồng, phần lớn chó con bị bệnh hay mơn trớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, rồi chết sau từ 3 – 5 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

Phòng ngừa bệnh dại ở chó

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng, chỗ ngủ, chỗ vệ sinh của chó.

Thực hiện tiêm phòng là cách hiệu quả và được nhiều người sử dụng để phòng bệnh dại cho chó, tốt nhất 1 lần/năm. 

Hạn chế thả rông chó nhà bạn mà không có sự kiểm soát của chủ, tránh chó đi đến những môi trường không sạch sẽ dễ lây mầm bệnh.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cho các bé.

Trên đây là 1 số lưu ý về bệnh dại ở chó, bệnh dại không những nguy hiểm với chó hay các vật nuôi nói chung mà còn rất nguy hiểm đối với con người. Vì vậy, hãy tiêm phòng cho chó nhà bạn để đảm bảo chúng được an toàn và cũng là đảm bảo sức khỏe cho chúng ta!

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *