Những nguyên nhân khiến mèo bị hen và cách chữa trị

Mèo bị hen là bệnh lý khá thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. Bệnh này có thể dẫn tới tử vong ở mèo nếu như người nuôi không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Hãy cùng Laohac.vn tìm hiểu về những nguyên nhân, các triệu chứng khi mèo bị hen và cách điều trị bệnh phù hợp giúp mèo nhanh khỏi bệnh.

Tình trạng mèo bị hen suyễn là như thế nào?

Mèo bị hen suyễn là tình trạng các phế quản nhỏ của mèo bị hẹp do viêm nhiễm vi khuẩn mãn tính hoặc cấp tính. Bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông, trao đổi không khí dẫn tới việc hô hấp của mèo trở nên khó khăn hơn. Một số dấu hiệu mèo bị hen mà người nuôi có thể dễ dàng nhận biết như sau:

Mèo bị hen
Mèo bị hen hay bị khó thở, khò khè, nặng ngực
  • Ho và thở hắt ra, khò khè.
  • Tình trạng ho kéo dài dai dẳng trong một thời gian dài, có thể kéo dài hơn 5 phút hoặc nhiều hơn và xuất hiện 2 lần/ 1 giờ –3 lần/ 1 ngày.
  • Khi mèo ngồi xổm kiểu vai gập người thì cổ mở rộng và thở nhanh, gấp hoặc thở hổn hển.
  • Mèo chán ăn, bỏ ăn và bị nôn ra bọt dịch nhầy màu trắng.
  • Khi mèo thở thường sẽ hay mở miệng.
  • Phần môi và nướu chuyển sang màu xanh, thể bình thường sẽ có màu đỏ, hồng.
  • Mèo bị hen thường có biểu hiện yếu ớt, mệt mỏi và lơ đễnh.
  • Khi mèo bị hen nặng có thể xuất hiện tình trạng khó thở, thở gấp với nhịp thở khoảng 20 – 30 nhịp/ phút.
  • Khi bị hen, mèo không chỉ khó thở, thở hắt ra, nặng ngực mà còn xuất hiện sự nhạy cảm quá mức của đường dẫn khí khiến cho cơn hen xảy ra nhiều lần trong một ngày. 

Nguyên nhân khiến mèo bị hen

Theo các bác sĩ thú y, bệnh mèo bị suy hô hấp, hen suyễn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, một số nguyên nhân chính khiến mèo bị hen đó là:

Mèo bị hen
Các nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn ở mèo
  • Viêm phế quản bị phản ứng dị ứng: trường hợp này xảy ra khi đường hô hấp của mèo bị viêm do gặp phải các chất gây dị ứng hay chất kích thích khác tác động vào hệ thống miễn dịch của mèo.
  • Do môi trường sống xung quanh mèo có quá nhiều bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, mạt…
  • Các loại bệnh có liên quan tới ký sinh trùng đường hô hấp và nội ký sinh.
  • Mèo bị béo phì.
  • Bị căng thẳng cực độ.
  • Ngoài ra, mèo bị suyễn còn có thể do liên quan từ các bệnh lý khác như suy tim, khối u, tiểu đường, viêm phổi…

Cơ chế hoạt động chính gây ra tình trạng hen suyễn, suy hô hấp ở mèo xuất phát từ các nguyên nhân trên bao gồm:

  • Sự co thắt của các cơ ở vị trí thành phế quản.
  • Sưng và bị phù nề lốp niêm mạc ở phế quản.
  • Phổi tiết ra quá nhiều chất dịch nhầy vào trong phế quản.

Các cấp độ bệnh mèo bị hen suyễn

Để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp, chính xác cho bệnh hen suyễn ở mèo, trước tiên người nuôi cần phải nắm rõ các cấp độ của bệnh lý này. Hiện nay, bệnh hen suyễn ở mèo được đánh giá và phân thành 4 loại mức độ nghiêm trọng bao gồm: 

Cấp độ nhẹ: Ở cấp độ này, mèo có biểu hiện các triệu chứng bệnh lý hen nhưng không phải ngày nào cũng xuất hiện. Các triệu chứng ở cấp độ này cũng chưa ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt thường ngày của mèo.

Cấp độ trung bình: Các triệu chứng ở cấp độ trung bình không xảy ra hàng ngày nhưng cũng đã thường xuyên hơn. Ở giai đoạn này đã có nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể cũng như sinh hoạt của mèo và khiến cho chúng mệt mỏi, suy nhược. 

Cấp độ chuyển biến nặng: Các triệu chứng bệnh hen gây suy nhược cơ thể mèo đã xảy ra liên tục hằng ngày. 

Cấp độ đe dọa tới tính mạng: Giai đoạn này đã biến chuyển quá nặng, gây ra tình trạng co thắt phế quản và khó thở nghiêm trọng gây thiếu oxy. Vị trí môi và mũi thay đổi, chuyển từ màu hồng sang màu xanh sẽ dẫn tới cái chết không mong muốn cho mèo. 

Chính bởi vậy, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và đưa ra cách chữa mèo bị hen càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả, thiệt hại không mong muốn cho các chú mèo cưng cũng như chủ nhân của chúng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn ở mèo

Để biết chính xác tình hình bệnh lý khi thấy mèo xuất hiện các triệu chứng mắc hen suyễn, người nuôi hãy đưa mèo của mình tới gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

Kiểm tra vật lý: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ ống nghe để xác định vị trí nguồn gốc cụ thể của hơi thở khò khè và kết hợp theo dõi một số triệu chứng lâm sàng của bệnh.

Mèo bị hen
Dùng ống nghe để chẩn đoán tình hình bệnh hen ở mèo

Chụp X quang: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở mèo qua phim chụp như kiểm tra xem có dấu hiệu viêm đường hô hấp hay đường dẫn khí nhỏ có bị thu hẹp hay không…

Tiến hành xét nghiệm máu: việc này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân hoặc cũng có thể để loại trừ các khả năng liên quan đến từ các bệnh khác.

Rửa phế quản (BAL – Bronchoalveolar Lavage): để xác định nguyên nhân gây ra bệnh hen ở mèo, bác sĩ thực hiện lấy mẫu phẩm chất nhầy từ tiểu phế quản và tiến hành nghiên cứu dưới kính hiển vi.

Phương pháp điều trị khi mèo mắc bệnh hen suyễn

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn ở mèo mà chúng ta sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Mèo bị hen suyễn thể cấp tính

Khi đã ở thể cấp tính, chúng ta phải tiến hành điều trị khẩn cấp cho mèo. Mèo sẽ được các bác sĩ thú y áp dụng liệu pháp oxy đồng thời sử dụng thuốc cấp cứu để mở đường thở giúp cho mèo có thể hít thở một cách dễ dàng. 

Bởi bệnh hen suyễn ở mèo sẽ khiến đường thở bị bó thắt, sưng lên nên bác sĩ sẽ cho mèo sử dụng thuốc Steroid và một số thuốc chống viêm khác để giảm bớt sưng, phù nề để chúng có thể thở bình thường. Sau khi điều trị khẩn cấp kết thúc, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn và lập phác đồ điều trị cụ thể lâu dài.

Mèo bị hen suyễn thể mãn tính

Đối với mèo bị hen thể mãn tính, bác sĩ thú ý sẽ yêu cầu loại bỏ các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, mạt, khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa…và tiến hành điều trị kéo dài cho mèo. Tùy vào tình trạng của bệnh và thể trạng của mèo mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị viêm đường hô hấp bằng Corticosteroid hoặc một số loại thuốc khác thông qua đường uống, tiêm, hít, tiêm hoặc dạng gel thẩm thấu qua da. Một số loại thuốc hữu dụng như: Steroid, Steroid dạng hít, thuốc vi lượng đồng căn, thuốc kháng Histamin, Leukotreine, Broncodilators, thảo dược và các loại vitamin C, E….
Mèo bị hen
Sử dụng Corticosteroid để điều trị bệnh hen ở mèo
  • Sử dụng thuốc giúp làm giãn đường hô hấp như: Xanthina, Albuterol, Terbutaline.

Những lưu ý trong điều trị bệnh mèo bị hen

Trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn cho mèo, các bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Các loại thuốc giãn phế quản không có tác dụng làm giảm viêm trong phổi.
  • Khi điều trị hen cho mèo nên kết hợp đồng thời với các loại thuốc có tác dụng làm giảm viêm cho mèo.
  • Không được tự ý ngưng liệu trình điều trị khi thấy dấu hiệu thuyên giảm của bệnh.
  • Việc điều trị bệnh hen suyễn không hề đơn giản, có liên quan tới nhiều loại thuốc tây nên bạn cần tham khảo ý kiến và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bạn không được tự ý cho mèo uống thuốc để tránh những rủi ro không đáng có.
  • Khi mèo bị hen có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống con người nên rất nhiều người lo lắng rằng mèo bị hen có lây sang người không? Thì trên thực tế, bệnh hen suyễn ở mèo không phải do virus/ vi khuẩn gây ra, nên nó không phải loại bệnh truyền nhiễm. Tuy đây không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó lại có tính di truyền nên khi nuôi chúng ta cũng phải hết sức cẩn thận để đảm bảo giống tốt sau này.

Cách phòng chống bệnh hen suyễn ở mèo

Để phòng chống bệnh hen cũng như luôn giữ cho mèo có một thể trạng tốt nhất, không ảnh hưởng tới sinh hoạt của mèo cũng như đời sống của chúng ta. Sau đây, Laohac.vn sẽ điểm lại một số cách phòng chống bệnh hen ở mèo như sau:

  • Tuân thủ việc tiêm phòng vắc xin cho mèo.
  • Thường xuyên kiểm tra các loại nội ký sinh ở mèo tại các cơ sở thú ý.
  • Giảm bớt các căng thẳng trong môi trường sống và luôn giữ thể trạng cân đối cho mèo.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước hoa, keo xịt tóc, nước xịt phòng… xung quanh khu vực sống của mèo.
  • Môi trường không khí khô sẽ không tốt cho tình trạng bệnh hen ở mèo, bởi vậy bạn cần giữ cho độ ẩm ổn định đặc biệt vào những ngày hanh khô.
  • Tuyệt đối không cho mèo tiếp xúc với khói thuốc lá.  
  • Nếu trường hợp, bạn cần phải sơn sửa nhà thì nên đặt một bát giấm để có thể giúp thoát bớt mùi sơn lưu trong nhà.

Trên đây là những chia sẻ của Laohac.vn về các nguyên nhân, triệu chứng khi mèo bị hen và cách điều trị bệnh phù hợp giúp mèo nhanh khỏi bệnh. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho mèo cưng của mình. Nếu hiện nay, bạn đang có nhu cầu mua bán mèo  thì hãy đến ngay với Laohac.vn để có các giao dịch mua bán, trao đổi mèo cảnh trực tuyến tốt nhất, giá cả phù hợp.

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/meo-bi-hen.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *