Từ A – Z kỹ thuật nuôi cá rồng sinh sản mang lại hiệu quả cao

Đặc trưng của loài cá rồng đó là con mái chỉ đóng vai trò đẻ trứng, việc ấp trứng và nuôi con sẽ do con trống thực hiện. Trong các môi trường tự nhiên hoang dã, cá rồng sinh sản rất tốt, rất thuận lợi. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi cá rồng sinh sản mô hình nuôi nhốt sẽ không như vậy, rất nhiều người đã cho cá rồng sinh sản nhưng không có được kết quả như mong muốn. Vậy làm sao để cho giống cá này sinh sản hiệu quả? Cùng Laohac.vn thú cưng tham khảo những kinh nghiệm chăm nuôi cá rồng sinh sản dưới đây để có giải pháp cho mình.

nuoi-ca-rong-sinh san

Kinh nghiệm chăm đẻ cho cá rồng không phải người nuôi nào cũng biết

Hồ nuôi cá rồng sinh sản

Bể nuôi cá rồng sinh sản cần có không gian đủ lớn cho cặp cá giống hoạt động, không gian quá chật hoặc quá rộng đều sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm quen, bắt cặp của chúng. Kích thước dài x rộng x cao của bể phù hợp là trong khoảng 200cm x 90cm x 60cm hoặc 250cm x 100cm x 60cm. Một số cặp cá rồng lớn hơn, bạn có thể tăng kích thước chiều sâu của bể lên khoảng 70 đến 80cm.

  • Trang bị cần có trong bể gồm: Máy sục khí, máy sưởi ấm để cung cấp đủ oxy cho cá, duy trì mức nhiệt độ phù hợp. Đặt 1 tấm gạch men vào đáy bể để cá mái đẻ trứng lên. Giữa bể đặt 1 tấm kính nhỏ tạo bể thành hai ngăn riêng biệt cho cá mái và cá trống. Lưu ý, không rải sỏi xuống đáy bể, vì cá trống có thể nhầm tưởng là trứng, chúng sẽ ngậm vào miệng gây thương tích.
  • Vị trí đặt bể nuôi cá rồng sinh sản: Bể nuôi sinh sản cần đặt ở nơi ít người qua lại, yên tĩnh, ánh sáng trong hồ nuôi phải sáng hơn bên ngoài.
  • Xử lý nước hồ nuôi: Nước hồ nuôi cần đảm bảo sạch, không chứa chất tẩy rửa độc hại. Nước duy trì ở nhiệt độ 22 đến 28 độ C, độ PH ở mức 6,2 đến 7,2. Môi trường này sẽ đảm bảo an toàn cho cá rồng, bởi chúng rất dễ bị tổn thương khi giao phối, nếu môi trường nước bị bẩn sẽ khiến cá bị nhiễm bệnh trong giai đoạn giao phối. Độ sâu mực nước cần thiết trong bể cá là từ 50 đến 75cm tùy vào chiều sâu của bể.

cach-nuoi-ca-rong-sinh-san

Bể nuôi cá cần được trang bị đầy đủ để đảm bảo quá trình sinh sản tốt nhất

Kinh nghiệm cho cặp cá giống sinh sản

Cá rồng trưởng thành khỏe mạnh sẽ bắt đầu đẻ trứng, giao phối từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Đôi cá trống mái trưởng thành cần được tách cho ra một hồ riêng để chúng bắt đầu làm quen và tán tỉnh nhau. Thông thường, khoảng 2 tuần tán tỉnh, cặp cá sẽ bắt đầu bơi cùng nhau, chạm vào nhau chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ, thụ tinh ngoài. Vài giờ sau đó thì cá mái sẽ bắt đầu đẻ trứng, cá đực sẽ thụ tinh và ngậm trứng vào miệng để ấp trứng.

Thu hoạch cá con sau ấp

Bạn có thể để cá trống chăm sóc cá con sau khi nở hoặc tách riêng đàn cá con đều được. Thông thường, trong khoảng 60 ngày thì cá con sẽ nở ra và cứng cáp, cá trống sẽ há miệng cho cá con ra ngoài. 

Nếu bạn nuôi tách đàn cá con thì trong vòng 30 ngày, khi trứng nở chúng ta sẽ tiến hành bỏ cá con ra khỏi miệng cá trống. Bạn nhẹ nhàng kéo cá trống từ phía thân đuôi, từ từ kéo hàm cá ra để cá con tự bơi ra ngoài. Lúc này, đàn cá con vẫn còn nguyên túi dinh dưỡng dưới bụng, bạn hãy tách riêng cá con ra một hồ nuôi riêng biệt. Thời gian đầu chúng sẽ hấp thụ dinh dưỡng ở túi dưới bụng, sau đó bạn cho cá con ăn bột dành cho cá con theo lượng hướng dẫn.

Cá con nên được tách đàn để chăm sóc cho tốt

Một số lưu ý khác khi nuôi cá rồng sinh sản

  • Bạn hãy tham khảo thêm cách phân biệt cá trống, cá mái để chắc chắn chọn được cặp cá đẹp, khỏe mạnh, sẵn sàng chuẩn bị cho sinh sản.
  • Nếu có thể, hãy để cá rồng tự bắt cặp với nhau. Nếu nuôi cá rồng sinh sản quy mô lớn, bạn có thể cho vài chục cặp cá rồng vào một hồ thật rộng để chúng có không gian bắt cặp tự nhiên. Khi quan sát thấy cặp cá đã bắt cặp tự nhiên, bơi lượn cùng nhau thì vớt chúng ra hồ sinh sản riêng. Cách làm này sẽ cần nhiều thời gian quan sát hơn, tuy nhiên lại tạo ra kết quả rất tốt đẹp bởi cặp cá bắt cặp sẽ rất hợp nhau.
  • Trong khoảng 1 tháng ấp trứng, nuôi con, cá trống sẽ không ăn hoặc ăn rất ít, do đó, giai đoạn trước khi giao phối, bạn nên cho chúng ăn nhiều hơn một chút, ăn đủ dinh dưỡng để có thể đủ sức ấp trứng, nuôi đàn con.

nuoi-ca-rong-sinh san-1

Khó khăn nhất là quá trình canh cá rồng sinh, sau đó chỉ cần chú ý quan sát để chăm sóc cá tốt nhất

Trên thực tế việc nuôi cá rồng sinh sản không hề khó khi bạn có thời gian quan sát chúng, đồng thời nắm rõ kỹ thuật nuôi sinh sản. Cá rồng vốn là giống cá có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ châu Á, do đó, vấn đề chăm sóc và cho sinh sản ở khu vực khí hậu như Việt Nam đã là một bước rất thuận lợi. Cách chăm sóc cá sinh sản này cũng đặc biệt hợp với những bạn muốn cho cá sinh sản theo kiểu nhỏ lẻ, tại nhà, không vì mục đích kinh doanh.

Mua ngay cá Rồng giống đẹp, khỏe mạnh, giá hời!

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/nuoi-ca-rong-sinh-san.html

Đánh giá bài viết post

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *